Châu Âu đứng đầu thế giới về số ca mắc COVID-19 mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 9:41:36 AM

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 5/10, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 624.083.852 ca nhiễm và 6.552.691 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 366.395 ca nhiễm mới, trong đó, châu Âu đứng đầu với 218.381 ca.

Pháp ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực châu Âu trong 24 giờ qua.
Pháp ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực châu Âu trong 24 giờ qua.

Theo worldometers.info, hiện toàn thế giới có 604.200.701 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 13.330.460 ca bệnh đang điều trị thì có 13.291.117 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 39.343 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 228.068.401 trường hợp, trong đó có 1.922.172 ca tử vong và 221.457.511 ca được điều trị khỏi.

Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 218.381 ca mắc COVID-19 mới, trong đó Pháp ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất châu lục với 89.185 ca, tiếp đến là Italy với 58.885 ca; Nga ghi nhận thêm 21.687 ca.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 5/10 là 116.553.714  trường hợp, trong đó Mỹ có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất khu vực, với  98.301.509 ca nhiễm và 1.085.302 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 16.699 ca nhiễm mới COVID-19 và 245 ca tử vong mới vì dịch bệnh.

Tính đến sáng 5/10, Nam Mỹ có tổng cộng 64.135.697 ca nhiễm COVID-19, với 1.330.100 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 1.829 ca nhiễm mới COVID-19 và 8 ca tử vong vì dịch bệnh. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 34.726.506 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Argentina với 9.711.355 ca; Colombia ghi nhận 6.307.372 ca…

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 190.266.398 trường hợp, với 1.480.986 ca tử vong và 184.494.505 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 127.507 ca nhiễm mới, trong đó Đài Loan (Trung Quốc) đứng đầu với 49.574 ca, tiếp đến là Nhật Bản với 39.723 ca, Hàn Quốc ghi nhận 16.423 ca, …

Tính đến sáng 5/10, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.650.562 ca và 257.639 trường hợp. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 494 ca nhiễm mới. Nam Phi hiện dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi ghi nhận 4.019.800 ca nhiễm và 102.185 ca tử vong vì dịch bệnh. Morocco là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lớn thứ 2 trong khu vực khi ghi nhận 1.265.008 ca lây nhiễm và 16.278 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 1.485 ca nhiễm COVID-19, trong đó Australia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất với 1.456 ca; New Caledonia ghi nhận thêm 29 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Hiện khu vực này có tổng số 12.408.359 trường hợp ca mắc COVID-19, với 21.013 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 10.243.195       ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.789.425 ca; French Polynesia với 76.599 ca...

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Hình minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục