Nhật Bản bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tới 4 tuổi

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2022 | 4:53:58 PM

Ngày 25/10, Nhật Bản bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tới 4 tuổi tại một bệnh viện ở thủ đô Tokyo.

Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/Biontech. Ảnh minh họa
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/Biontech. Ảnh minh họa

Với động thái này, Nhật Bản đã mở rộng đối tượng tiêm vaccine ngừa COVID-19 ra hầu hết các nhóm tuổi.

Theo kế hoạch, các trẻ trong nhóm tuổi này cần phải tiêm 3 liều vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 để đạt mức miễn dịch tương tự các nhóm tuổi khác. Các mũi tiêm thứ nhất và thứ 2 phải cách nhau 3 tuần, mũi thứ 3 sẽ được tiêm ít nhất 8 tuần sau mũi thứ 2.

Theo giới chức Nhật Bản, mặc dù vaccine dùng cho trẻ ở nhóm từ 6 tháng tới 4 tuổi do các hãng dược Pfizer/BioNTech sản xuất không được bào chế để chống lại biến thể Omicron, nhưng các nghiên cứu lâm sàng cho thấy vaccine có hiệu quả với Omicron, với tỷ lệ hiệu quả khoảng 73%.

Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng 16% trẻ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi bị đau tay sau khi tiêm, trong khi 7% trong nhóm tuổi này bị sốt. Trong nhóm từ 2 tới 4 tuổi, có 27% gặp phản ứng phụ là đau tay, 25% bị mệt mỏi. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), phần lớn các phản ứng phụ này đều rất nhẹ.
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Tiến sĩ, bác sỹ chuyên khoa II Trần Lan Anh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra tay nghề các thí sinh.

Trong 2 ngày 24 - 25/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã tổ chức Chương trình kiểm tra tay nghề nhân viên y tế năm 2022 đối với 100% bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các khoa, phòng của Bệnh viện.

Trẻ em được khám tim miễn phí tại Bệnh viện Sản - Nhi Yên Bái.
(ảnh minh họa)

Tới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E Hà Nội sẽ tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em mắc các bệnh về tim bẩm sinh đợt 2 năm 2022 tại hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.

Bệnh lao đã trở lại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới.

Chủ tịch Liên minh toàn cầu phát triển thuốc chữa trị bệnh lao (TB Alliance) Mel Spigelman mới đây cảnh báo, sau những nỗ lực lớn chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, bệnh lao đã trở lại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, do thiếu sự tập trung vào công tác đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này.

Ảnh minh hoạ

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc các cán bộ y tế xin nghỉ việc tại các bệnh viện công; việc các bệnh viện lớn, có danh tiếng nhưng lại xin thôi tự chủ là "một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với các bệnh viện công lập".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục