Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang hấp thụ quá nhiều đường?

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2022 | 8:58:33 AM

Chúng ta cần kiểm soát hàm lượng đường trong chế độ ăn uống như thế nào để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất?

Mệt mỏi liên tục

Các chuyên gia cho rằng hấp thụ hàm lượng đường lớn trong khoảng thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể dễ buồn ngủ. Nguyên do chính là vì đường trong máu tăng lên gần như ngay lập tức. Lúc này, tuyến tụy tiết ra một lượng lớn insulin. Trong đó các tế bào máu sẽ dùng đường để làm nguyên liệu. Kết quả là xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, gây ra cảm giác uể oải.

Khó tập trung

Thật ra, đường không giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Mặc dù đường có thể mang lại cảm giác thoải mái trong thời gian ngắn, tuy nhiên đây không phải là giải pháp dài hạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đường làm giảm khả năng tập trung trong vòng 60 phút sau khi tiêu thụ.

Buồn phiền

Khi bạn ăn các loại thực phẩm có đường thì cơ thể sẽ khó hấp thụ vitamin B - một chất dinh dưỡng chi phối tâm trạng của bạn. Sự thiếu hụt vitamin này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, buồn phiền. Đặc biệt là những ngày mà lượng đường trong cơ thể tăng cao.

Thường xuyên khát nước

Mỗi khi mọi người hấp thụ đường vào cơ thể thì quá trình vận chuyển máu sẽ được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, việc đào thải chất thải và giải phóng nước trở nên nhanh chóng. Điều này khiến bạn luôn trong trạng thái khát nước.

Thèm ăn dẫn đến tăng cân

Khi đường vào trong cơ thể của bạn, nó sẽ được chuyển hóa thành glucozo. Đây là thành phần rất ít chất xơ và nó chỉ làm dịu cơn đói trong khoảng thời gian ngắn. Hơn thế nữa, cơ thể con người cần một khoảng thời gian để có thể tiêu hóa glucozo. Hậu quả là bạn rất hay thèm ăn và tăng cân mất kiểm soát.

Tình trạng da tệ đi

Nếu bạn tiêu thụ đường thường xuyên thì cơ thể sẽ tạo ra glycation. Đây là một phản ứng hóa học khiến da lão hóa, mất nước. Bên cạnh đó, làn da còn trở nên kém đàn hồi, tạo điều kiện thuận lợi để các nếp nhăn hiện rõ.

Thường xuyên bị tiêu chảy

Đôi khi bạn nhầm tưởng dạ dày có vấn đề vì ăn trúng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng. Tuy nhiên, khi chế độ ăn của bạn có hàm lượng đường quá cao thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Bởi vì hệ tiêu hóa sẽ thải ra nhiều nước và chất điện giải hơn so với mức bình thường. 

Mất ngủ

Một nghiên cứu cho rằng chế độ dinh dưỡng có hàm lượng đường cao là một yếu tố dẫn đến việc khó ngủ sâu, nghiêm trọng hơn là chứng mất ngủ. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau quả tươi để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Đau khớp

Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa thực phẩm giàu hàm lượng đường với tình trạng viêm khớp. Cho nên, người bị viêm khớp do cơ địa cần lưu ý đặc điểm này để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Huyết áp cao

Trong khi muối được biết là làm tăng huyết áp thì "thủ phạm” chính thực sự mới là đường. Các chuyên gia đã phát hiện ra việc tiêu thụ đường fructose sẽ làm tăng huyết áp.
(Theo VTV)

Các tin khác
Tiêm vaccine cúm mùa là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Ảnh minh họa

Hiện nhiều người có tâm lý chủ quan với bệnh này nhưng biến chứng từ cúm mùa rất nguy hiểm.

Con tàu Majestic Princess cập cảng ở Sydney với 800 ca mắc Covid-19 được ghi nhận.

Tàu du lịch Majestic Princess của Carnival Australia cập cảng ở Sydney, thủ phủ bang New South Wales, với 800 hành khách được ghi nhận mắc Covid-19.

Một nhân viên phòng chống dịch bệnh ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.

Ngày 12-11, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) báo cáo 11.950 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua - mức cao kỷ lục kể từ tháng 4 năm nay.

(Ảnh minh họa)

Bộ Y tế cảnh báo, thời gian gần đây, tại một số địa phương có ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh Whitmore và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới ở nhiều địa phương, nhất là tại các khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục