Nghiên cứu phương pháp mới điều trị ung thư máu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/3/2023 | 2:05:00 PM

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh về “Nghiên cứu tạo tế bào T biểu hiện thụ thể lai đặc hiệu CD20 (CD20-CART-cell)”.

Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số thành công bước đầu rất đáng khích lệ.
Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số thành công bước đầu rất đáng khích lệ.

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Ngoài những phương pháp điều trị cũ như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì miễn dịch trị liệu (immuno-therapy) là phương pháp mới đang được tập trung nghiên cứu những năm gần đây. 

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là sử dụng chính hệ thống miễn dịch của người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư của người bệnh đó, đem đến hiệu quả điều trị đặc hiệu, an toàn. Các tế bào trong hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào T sẽ được can thiệp bằng công nghệ gene, giúp tế bào T có thể tìm thấy chính xác và tiêu diệt tế bào ung thư thông qua các kháng nguyên ung thư (tumor-antigen).

Hiện trên thế giới, phương pháp điều trị sử dụng "CAR T-cells” đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho kết quả hết sức khả quan, với ứng dụng trong điều trị bệnh nhân ung thư máu cho tỉ lệ khỏi bệnh hơn 90%. 

Tiến sĩ Võ Nguyễn Thanh Thảo (chủ nhiệm Đề tài) cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc tạo tế bào T biểu hiện thụ thể kháng nguyên dạng khảm đặc hiệu CD20 có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư biểu hiện CD20. Theo y văn, CD20 hiện đang là kháng nguyên mục tiêu hấp dẫn cho các hướng nghiên cứu điều trị ung thư máu bằng liệu pháp miễn dịch. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia có số người mắc mới bệnh ung thư cao thứ 2 trên thế giới, trung bình mỗi ngày, tại Việt Nam, có hơn 300 người chết vì bệnh ung thư. Ung thư đã được Chính phủ và Bộ Y tế nhận định là vấn đề sức khỏe ưu tiên trong "Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư và các bệnh không lây nhiễm” giai đoạn 2015-2025. Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học thuộc Sở khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đánh giá: Việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp mới trong điều trị ung thư trên thế giới và đặc biệt tại Việt Nam là hết sức thiết thực.

(Theo HNMO)

Các tin khác
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng loại vaccine Covid-19 nào cũng có tác dụng phụ.

PGS Dũng cho hay biến chứng TTS chỉ xảy ra ở lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu. Ở những lần tiêm vaccine này lần thứ hai, ba, bạn không bị hội chứng TTS.

Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục