Có thể sẽ sản xuất vắc xin phòng bệnh tay chân miệng trong thời gian tới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/6/2023 | 3:13:24 PM

Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay vừa có một công ty sản xuất vắc xin phòng bệnh tay chân miệng gửi hồ sơ đăng ký đến Cục Quản lý dược. Có thể đến cuối năm vắc xin sẽ được cấp phép.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trao đổi tại buổi họp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trao đổi tại buổi họp.

Sáng 23-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương có buổi họp trực tuyến khẩn với 20 tỉnh, thành phía Nam về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Tại buổi họp trực tuyến, TS Nguyễn Vũ Thượng, phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết trong tuần qua 20 tỉnh thành phía Nam ghi nhận 2.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 23% so với tuần trước và có 2 ca tử vong.

Ca tử vong chủ yếu là trẻ 5 tuổi, tử vong sau 1 - 6 ngày sau khi nhập viện. Nguyên nhân tử vong ở 5/7 ca xác định do vi rút Entero 71 (EV17). Do đó trường học là nơi dễ có nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ông Thượng, phần lớn ca bệnh ban đầu đều bị lờ đi chẩn đoán tay chân miệng khi đi cơ sở y tế tư nhân. Ông đề nghị nên có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh quan tâm, phát hiện sớm bệnh tay chân miệng, phòng ngừa biến chứng, tử vong cho trẻ.

Trao đổi về tình hình dịch bệnh hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay thời gian qua, Bộ Y tế và các vụ, cục, địa phương đã triển khai biện pháp phòng chống dịch tích cực.

Dù vậy, để đáp ứng kịp thời, dự phòng bệnh tật, các tỉnh phải khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, trong đó đảm bảo 4 tại chỗ. 

Các địa phương khi đã có kế hoạch, nếu chưa hoặc đang trình phê duyệt, đề nghị tham mưu, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai hoạt động phòng chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết một cách chủ động.

Song song đó, phải tăng cường theo dõi, giám sát tình hình dịch, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch. Có chế độ thông tin báo cáo, bởi thực tế đã có tỉnh báo cáo chậm trễ, ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, cấp cứu điều trị.

Ngoài ra, thứ trưởng Bộ Y tế báo tin vừa có một công ty sản xuất vắc xin phòng bệnh tay chân miệng gửi hồ sơ đăng ký đến Cục Quản lý dược. "Hy vọng từ nay đến cuối năm vắc xin này sẽ được cấp phép”, bà Liên Hương nói.

Nhưng trước khi đợi vắc xin được cấp phép, thứ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở các tỉnh phải đảm bảo trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc điều trị. Hiện nay tất cả chi tiêu cho phòng chống dịch đã chuyển về địa phương thành chi thường xuyên.

Các địa phương phải chủ động trong dự trù số thuốc điều trị, vật tư tiêu hao, hóa chất; đề xuất số lượng cần trong năm, trao đổi, làm việc với các đơn vị cung cấp để chủ động phòng chống dịch.

TT

Các tin khác
Các y, bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ chụp ảnh lưu niệm cùng bệnh nhân trước khi xuất viện.

Vào 0h30 ngày 5/6, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận bệnh nhân nam S.A.S, 19 tuổi ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn nhập viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, hôn mê, suy hô hấp, tím tái toàn thân, đồng tử 2 bên giãn tối đa, không có phản xạ ánh sáng, tim loạn nhịp.

Cán bộ y tế siêu âm cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu.

Từ đầu năm tới nay, các ngành và địa phương tiếp tục triển khai linh hoạt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh khác gắn với nhiệm vụ năm 2023, không để dịch bệnh bùng phát; thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023…

Hình minh họa.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh, người nhà người bệnh luôn mang khẩu trang y tế, đặc biệt là khi di chuyển ra ngoài khu vực cách ly.

Ê kíp phẫu thuật đã thành công trong xử lý ca khó này.

Ngày 19-6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin về ca cấp cứu sản phụ bị nhau cài răng lược thể nặng nhất, rất hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục