Nhiều dịch vụ đã giảm giá mạnh sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 13

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/8/2023 | 1:54:17 PM

Giám đốc Bệnh viện Việt Đức khẳng định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không thay đổi, dù một số dịch vụ kỹ thuật được điều chỉnh giảm giá mạnh theo quy định tại Thông tư 13.

Bảng giá khám chữa bệnh tại một số bệnh viện.
Bảng giá khám chữa bệnh tại một số bệnh viện.

Thông tư 13/2023/TT- BYT Quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước cung cấp do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 15/8.

Thực hiện quy định tại Thông tư 13, giá dịch vụ của nhiều bệnh viện đã được điều chỉnh giảm so với mức trần quy định.

Nhiều dịch vụ giảm giá mạnh 

Tại Bệnh viện Việt Đức, gần 1.500 dịch vụ y tế được niêm yết công khai theo mức mới của Thông tư 13. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các dịch vụ yêu cầu của bệnh viện đều bằng hoặc thấp hơn giá tối đa mà Bộ Y tế quy định và giảm mạnh so với giá trước đây bệnh viện áp dụng trong nhiều năm qua.

Nhiều dịch vụ kỹ thuật được Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều chỉnh giảm sâu như: Siêu âm nhu mô đàn hồi tuyến giáp từ 300.000 đồng xuống 291.000 đồng/lượt; siêu âm buồng trứng từ 500.000 đồng xuống còn 287.000 đồng/lượt; điều trị thoát vị đĩa đệm qua da dưới hướng dẫn của cắt lớp hoặc cộng hưởng từ từ 13 triệu đồng xuống còn gần 2,4 triệu đồng/lượt; chụp cắt lớp vi tính trên ổ bụng tầng thường quy giảm từ 5,6 triệu đồng xuống còn gần 2,4 triệu đồng/lượt; tiêm, truyền tĩnh mạch giảm từ 100.000 đồng xuống 46.000 đồng; nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng kết hợp sinh thiết giảm gần 400.000 đồng, về còn hơn 1 triệu đồng/lượt.

Một số dịch vụ y tế phẫu thuật ngoại cũng giảm rất sâu như: Phẫu thuật bắc cầu thiếu máu mạn tính chi từ 43 triệu đồng giảm còn gần 13 triệu đồng; phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ-động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp từ 61 triệu đồng xuống còn hơn 37 triệu đồng/lượt; phẫu thuật thay động mạch chủ giảm từ 74 triệu đồng xuống 35,2 triệu đồng; phẫu thuật thay vết thương sọ não hở từ 14 triệu đồng còn gần 8,5 triệu đồng; phẫu thuật cắt cụt chi từ 13 triệu đồng còn 6 triệu đồng...


Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sau khi điều chỉnh theo Thông tư 13.

Một ca phẫu thuật điều trị vỡ tim do chấn thương trước đây giá dịch vụ theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là 54 triệu đồng, nay giảm về hơn 23,8 triệu đồng/lượt; kỹ thuật chuyển vạt da có nối hoặc ghép mạch vi phẫu trước đây có giá gần 39,9 triệu đồng nay giảm còn gần 18,7 triệu đồng/lượt. Phẫu thuật vi phẫu nối các mạch máu, thần kinh trong nối lại 7 ngón tay bị cắt rời từ 86 triệu đồng giảm còn gần 17 triệu đồng/lượt.

Giám đốc Bệnh viện Việt Đức khẳng định chất lượng dịch vụ cũng không thay đổi, dù một số dịch vụ kỹ thuật được điều chỉnh giảm giá mạnh. Bệnh viện sẽ hoàn thiện hơn về chất lượng để đảm bảo mục đích đầu tiên là đặt quyền lợi người bệnh và chất lượng khám chữa bệnh lên hàng đầu.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ ngày 15/8, giá sinh mổ (phẫu thuật lấy thai lần đầu) dịch vụ giảm từ 16 triệu đồng còn hơn 6,7 triệu đồng và phẫu thuật lần 2 là 7,6 triệu đồng; Với trường hợp sinh thường giá dịch vụ giảm từ 14 triệu đồng xuống còn hơn 4,3 triệu đồng.

Giá khám bệnh không vượt quá 500.000 đồng

Theo quy định của Thông tư 13, khung giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tối thiểu là 100.000 đồng/lượt và tối đa 500.000 đồng/lượt.

Với khung giá mới, khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đồng giá 500.000 đồng/lượt cho các loại yêu cầu khác nhau, lượt (gồm khám theo yêu cầu 1, khám theo yêu cầu 4 và khám chuyên gia), không còn chia ra các mức khám như trước đây. Trong khi đó, trước đây giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Việt Đức tối đa là 2 triệu đồng/lượt cho yêu cầu khám chuyên gia.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu điều chỉnh theo hướng tăng lên như mức khung của Thông tư 13. Cụ thể, giá khám giáo sư, phó giáo sư, bác sỹ cao cấp là 400.000 đồng; giá khám tiến sỹ, bác sỹ Chuyên khoa II là 350.000 đồng, khám thạc sỹ, bác sỹ là 300.000 đồng.


Người dân chờ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. 

Trước đó, trong 3 năm qua, hầu hết giá khám và giá dịch vụ theo yêu cầu khác của Bệnh viện Bạch Mai đều theo giá bảo hiểm y tế. Giá khám theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai đối với giáo sư, phó giáo sư là 150.000 đồng/lượt; tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II là 120.000 đồng/lượt; thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa 1 là 70.000 đồng/lượt. Như vậy, mức giá khám theo yêu cầu mới đã tăng khá cao. Theo bệnh viện, mức giá mới này mới bù đắp được chi phí và trả lương cho các chuyên gia.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện giá khám theo yêu cầu tối đa 300.000 đồng/lượt, không có sự phân biệt khi khám giáo sư hay bác sỹ giỏi.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, giá khám thai, khám vú, khám phụ khoa, khám nam khoa đều được điều chỉnh thu theo mức giá chung là 500.000 đồng/lần thay vì chia ra khu khám tự nguyện là 250.000 đồng, khám chuyên gia là 500.000 đồng.

Bộ Y tế khẳng định việc ban hành thông tư này không ảnh hưởng đến người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Bộ Y tế đã dành ít nhất 3 năm để xây dựng Thông tư 13 hướng dẫn giá dịch vụ y tế theo yêu cầu. Trước khi thông tư này có hiệu lực áp dụng (15/8/2023), do quy định chưa rõ, mỗi bệnh viện áp dụng một loại giá và nhiều dịch vụ với mức giá chênh lệch khác nhau.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Bác sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Phó Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Vừa khoan sọ não bóc khối u, bác sĩ Hệ vừa hỏi chuyện, nghe bệnh nhân hát bài "Quảng Bình quê ta ơi", trong ca mổ não tỉnh thức đầu tiên ở Việt Nam.

Người dân tích cực tiêm phòng phòng chống dịch bệnh.

Trước biến thể mới EG.5 của vi rút SARS- CoV- 2 có tỷ lệ lưu hành trên toàn cầu tăng cao trong những tuần gần đây, có nguy cơ tạo làn sóng lây nhiễm mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thầy và trò Trường THCS Thác Bà huyện Yên Bình  trong một giờ học.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh vừa ban hành Công văn số 2671/UBND-VX chỉ đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh; các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tổ chức triển khai bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024.

Trạm Y tế xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ từ khi triển khai thực hiện Đề án đến nay đã đi vào hoạt động nền nếp, khai thác, sử dụng tối đa hiệu quả về nhân lực và trang thiết bị.  Ảnh: Khám mắt cho người cao tuổi tại Trạm.

Sau gần 3 năm triển khai Đề án, hiện nay toàn tỉnh Yên Bái còn 13 phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) và 160 trạm y tế thuộc trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục