Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cứu sống cụ ông U90 đột quỵ não trong "khung giờ vàng"

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/7/2024 | 9:08:19 AM

YênBái - Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ vừa cấp cứu thành công một cụ ông U90 bị đột quỵ não trong "khung giờ vàng".

Cụ ông Trần Văn Bát
Cụ ông Trần Văn Bát

Sáng 5/7, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận bệnh nhân nam là cụ ông Trần Văn Bát,  88 tuổi, ở thị trấn Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn vào viện vì ngã quỵ giờ thứ nhất. Gia đình nghi ngờ những dấu hiệu của đột quỵ não đã ngay lập tức gọi cho bác sỹ trực cấp cứu và di chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện.

Bệnh nhân khi tới viện giờ thứ nhất với triệu chứng lơ mơ, yếu 1/2 người (P) và nói khó. Xác định đây là trường hợp khó, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã khởi động hệ thống cấp cứu đột quỵ não, bệnh nhân được khám đánh giá tình trạng lâm sàng, đo huyết áp, test đường máu, điện tim đồ, chụp CT sọ não. 

Khi có kết CT sọ loại trừ xuất huyết não, bệnh nhân được về khoa và được dùng thuốc tiêu sợi huyết. Đến khoảng 13h cùng ngày, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không liệt, giao tiếp, mọi hoạt động trở về bình thường. 

Dự kiến sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân sẽ được xuất viện. 

Được biết, trước đó, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã cấp cứu nhiều ca đột quỵ não nhưng đây là ca nặng, bệnh nhân lại tuổi cao. Ngoài nỗ lực và trình độ chuyên môn của các thầy thuốc, yếu tố thành công trong cấp cứu ca bệnh này là bệnh nhân được người nhà đưa đến sớm (trong "khung giờ vàng"). Các chuyên gia đầu ngành y khuyến cáo, trong 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là "khung giờ vàng" để cứu sống người bệnh. Sau 6 giờ vàng đó, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề. Do vậy, nếu người dân không biết đến các triệu chứng sớm của đột quỵ não thì sẽ bỏ qua mất thời gian 6 giờ vàng này.

Ngoài cấp cứu các ca tai biến, đột quỵ, cách đây không lâu, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cũng đã cấp cứu sống một nam thanh niên ngừng tuần hoàn do ăn cây lá ngón.
 
Cách nhận biết những dấu hiệu sớm của đột quỵ

Dấu hiệu đầu tiên là chữ F (khuôn mặt) nhìn vào bộ mặt của người bệnh, nếu góc miệng (khóe miệng) của bệnh nhân khi nói, cười bị lệch, méo miệng hoặc chảy nước khi uống nước thì nghĩ ngay đến đột quỵ.

Thứ hai là chữ A (tay chân bên phải hoặc trái) bị yếu liệt hoặc tê bì.

Thứ ba là chữ S (ngôn ngữ, lời nói), nói khó hơn so với bình thường, phát ngôn khó, hoặc không phát ngôn được.

Đây là 3 dấu hiệu điển hình và rất thường gặp, khi có các dấu hiệu này cần phải nghĩ ngay đến đột quỵ.
  

Văn Tuấn

Tags Bệnh viện cấp cứu đột quỵ Nghĩa Lộ

Các tin khác
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện E

Một bệnh nhân nữ (46 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ tử vong do sử dụng phương pháp truyền chất làm trắng da bằng tế bào noãn thực vật nhưng không rõ thành phần.

Hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn.

Polyp đại tràng là những khối u, giống như những vết sưng nhỏ, hình thành ở lớp lót bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Bình thường polyp vô hại nhưng một số loại có thể biến thành ung thư sau nhiều năm.

Các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản cho bệnh nhân.

Công suất sử dụng giường bệnh điều trị nội trú của toàn tỉnh đạt 95%, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc thực hiện giám định y khoa để xem xét, công nhận giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Bệnh viện thuộc các trường Đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục