Đột phá: “Hack” khối u, biến tế bào ung thư thành viên thuốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2024 | 9:03:05 AM

Phương pháp mới của các nhà khoa học Mỹ có thể giúp giải quyết cả những trường hợp ung thư kháng trị.

Thí nghiệm của Đại học bang Pennsylvania đã thành công bước đầu đối với dạng ung thư phổi phổ biến nhất
Thí nghiệm của Đại học bang Pennsylvania đã thành công bước đầu đối với dạng ung thư phổi phổ biến nhất

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã phát triển một phương pháp để biến một số tế bào ung thư thành "kẻ phản bội", tự tiêu diệt các tế bào còn lại trong khối u.

Cụ thể hơn, họ đã "hack" một số gien nhất định trong một số tế bào ung thư, làm thay đổi quá trình tiến hóa của chúng và biến chúng thành những "viên thuốc" ngay bên trong khối u.

Công trình mới nhắm vào các trường hợp ung thư kháng trị. Các tác giả đã lựa chọn bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) - loại ung thư phổi phổ biến nhất - để thí nghiệm.

Hầu hết các tế bào NSCLC phát triển khả năng kháng loại thuốc điều trị ung thư hay dùng cho bệnh này là erlotinib, khoảng 1 năm sau khi điều trị. Điều này có thể dẫn đến tái phát bệnh.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Biotechnology, các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật giúp đưa hai "gien tự sát" vào tế bào NSCLC trong đĩa thí nghiệm.

Trong đó, một gien khi kết hợp với thuốc điều trị ung thư erlotinib sẽ tạo ra khả năng kháng thuốc cho tế bào. Nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng điều này giúp các tế bào được chỉnh sửa có thể tồn tại và chiếm ưu thế trong khối u.

Họ gọi đó là quá trình "giăng bẫy". Sau khi giúp các tế bào được chỉnh sửa đủ mạnh để tồn tại và tăng trưởng, họ ngừng dùng erlotinib.

Sau đó, gien tự tử thứ hai được kích hoạt bằng một phân tử vô hại gọi là 5-FC. Một cách khéo léo, gen thứ hai này mã hóa cho một loại enzyme giúp các tế bào chuyển đổi 5-FC thành một chất độc, gọi là 5-FU, có tác dụng tiêu diệt ung thư

Cuối cùng, những tế bào đã chỉnh sửa và đủ mạnh để không bị các tế bào khác lấn át được đưa vào khối u.

Khi đó, chúng hoạt động như những viên thuốc độc, nhưng không độc cho cơ thể, mà độc cho khối u. Chúng nhanh chóng phát triển và giải phóng ồ ạt chất độc 5-FU, hủy diệt các tế bào bệnh còn lại.

Trong thí nghiệm trên chuột, sau khoảng 20 ngày điều trị, các tế bào ung thư đã biến đổi đã vượt qua các tế bào không biến đổi xung quanh chúng. Đến ngày thứ 80, thể tích khối u đã giảm xuống còn 0.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc để hoàn thiện phương pháp cũng như tiến tới các thử nghiệm lâm sàng.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Vi khuẩn HP gây viêm nhiễm và đau dạ dày - Ảnh minh họa

Vi khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến các bệnh lý dạ dày như viêm loét, ung thư… Nhiều người rất lo lắng khi nhiễm vi khuẩn này và tìm mọi cách để chữa trị. Tuy nhiên, không phải HP nào cũng cần điều trị.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và có thể gây thành dịch.

Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh (ảnh minh họa).

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị ngành y tế Bắc Giang, Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh bạch hầu, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần...

Bác sĩ nội trú Trần Thanh An, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (người thứ 2, trái sang) trong một ca phẫu thuật nội soi.

Ngành y tế Yên Bái tập trung thu hút tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ sở y tế công lập như: thu hút thầy thuốc trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ đa khoa tốt nghiệp loại giỏi, bác sĩ nội trú; cử cán bộ tại chỗ đi đào tạo dài hạn, đào tạo nâng cao, chuyển giao kỹ thuật cao và chuyên sâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục