Theo Bộ Y tế, định kỳ 2 năm/lần, Bộ sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung Danh mục thuốc được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.
|
|
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Yên Bái (gửi đến sau Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV) về việc nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh bổ sung thuốc ung thư mới vào danh mục BHYT chi trả.
Tại văn bản này, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia có danh mục thuốc BHYT tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với mức phí đóng BHYT.
Trong Thông tư số 20/2022/TT-BYT về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, quy định danh mục bao gồm 1.037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm, được chia thành 27 nhóm lớn, 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu.
Đặc biệt, trong số này, có 76 hoạt chất/thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch.
Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất/thành phần, không ghi hàm lượng và dạng bào chế và tên thương mại. Việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chỉ định điều trị, chuyên khoa điều trị, các bệnh cấp tính hay mạn tính.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Thông tư ban hành danh mục thuốc được Quỹ BHYT chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Cũng theo Bộ Y tế, định kỳ 2 năm/lần, cơ quan này sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung Danh mục thuốc, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.
(Theo ANTĐ)
Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) với tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái
Vaccine sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Khi số người sử dụng vaccine tăng lên cùng với các biện pháp khác, chắc chắn rằng trong một thời gian ngắn, gánh nặng do sốt xuất huyết gây ra đối với cộng đồng sẽ giảm đáng kể.
Nhịn ăn, uống 10 lít nước kiềm pha muối/ngày để “thanh lọc cơ thể”, người đàn ông suýt mất mạng.