Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2025 | 11:06:55 AM

Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Dược hướng dẫn các Sở Y tế và các bệnh viện, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ thuốc đầy đủ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký Chỉ thị về việc tăng cường công tác y tế trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh, giám sát phát hiện sớm dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu thuốc và tăng giá thuốc. Đây là những yêu cầu quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong những ngày lễ hội.

Cục Quản lý Dược cũng sẽ phối hợp với các đơn vị kiểm tra và thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng găm hàng và đẩy giá thuốc lên cao trái phép.Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành và các đơn vị y tế các ngành xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết.

Các đơn vị phải phân công trực 24/24 giờ đối với lãnh đạo và nhân viên theo quy định, tổ chức lực lượng ứng trực sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh, giám sát tình hình dịch bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế kịp thời.

Bộ Y tế cũng đặc biệt chú trọng đến việc bảo đảm an toàn thông tin y tế, hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định, cùng việc chăm lo vật chất, tinh thần cho lực lượng y tế trực chống dịch trong suốt thời gian nghỉ Tết. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở y tế, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Một trong những nội dung quan trọng trong chỉ thị là giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh, đặc biệt tại các cửa khẩu và trong cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các cơ quan chức năng phải theo dõi tình hình dịch bệnh, phân tích và đánh giá diễn biến dịch, chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát để kịp thời xử lý các ca bệnh ngay từ đầu, tránh sự lây lan trong cộng đồng.

Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện và cơ sở y tế trực thuộc phải nâng cao năng lực thu dung, điều trị bệnh, chuẩn bị đủ nhân lực, cơ số thuốc và vật tư y tế.

Các bệnh viện phải chuẩn bị các phương án cấp cứu cho các sự kiện đông người, đặc biệt là tai nạn giao thông, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện nghiêm các quy trình sàng lọc, phân luồng bệnh nhân và đảm bảo không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại bệnh viện.

Bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế phối hợp với các ban ngành tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết, nhất là đối với các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp lễ hội, các làng nghề chế biến thực phẩm, các thành phố lớn và các tỉnh có cửa khẩu.

Các hoạt động tuyên truyền về an toàn thực phẩm sẽ được đẩy mạnh, nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm.

Các biện pháp tuyên truyền sẽ tập trung vào kiến thức về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các nguy cơ mất an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán. Các cơ quan chức năng cũng sẽ huy động mọi nguồn lực, bao gồm các phương tiện truyền thông, để nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn thực phẩm và phòng ngừa sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.

Một nội dung không kém phần quan trọng trong Chỉ thị là việc bảo đảm cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc thiếu thuốc trong dịp Tết. Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Dược hướng dẫn các Sở Y tế và các bệnh viện, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ thuốc đầy đủ, đặc biệt là các thuốc điều trị các bệnh thường xảy ra trong mùa Đông Xuân như sốt xuất huyết, cúm A, sởi...

Cục Quản lý Dược cũng sẽ phối hợp với các đơn vị kiểm tra và thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng găm hàng và đẩy giá thuốc lên cao trái phép. Các đơn vị cần rà soát và đảm bảo các thuốc nhập khẩu, sản xuất, phân phối phải tuân thủ đúng quy định về giá và chất lượng.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe trong dịp Tết, đặc biệt là thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, duy trì các thói quen vệ sinh cá nhân, ăn uống hợp lý và an toàn thực phẩm. Đồng thời, người dân nên hạn chế lạm dụng rượu bia, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất gây nghiện có hại cho sức khỏe.

(Theo Đầu tư)

Các tin khác
Quang cảnh lớp tập huấn.

Ngày 8/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh Yên Bái, Công ty TNHH Capacity Việt Nam tổ chức lớp tập huấn đào tạo sơ cấp cứu cảm xúc và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho 35 cán bộ, hội viên điều dưỡng tỉnh Yên Bái.

Gần Tết, nhu cầu giao lưu đi lại của người dân rất lớn, dễ làm lây lan dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu.

Trước tình hình dịch bệnh do virus HPPV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam cũng tập trung theo dõi, giám sát thông tin để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Cán bộ Trạm Y tế xã An Thịnh khám bệnh cho người dân.

Tập thể cán bộ Trạm Y tế xã An Thịnh đã và đang nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Họ đã giúp người dân thực sự yên tâm và dành niềm tin cho y tế cơ sở tuyến đầu.

2 loại thuốc Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3 bị cấm buôn bán, kinh doanh, sử dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 3312 /SYT-NVD yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thanh tra Sở Y tế; các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các công ty dược phẩm trong tỉnh; các cơ sở bán lẻ thuốc trong tỉnh không được kinh doanh, buôn bán thuốc giả Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục