Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/8/2022 | 7:47:19 AM

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Nông dân Thừa Thiên - Huế thu hoạch lúa vụ Hè Thu trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh tư liệu
Nông dân Thừa Thiên - Huế thu hoạch lúa vụ Hè Thu trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh tư liệu

Chương trình được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Về phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới...

Chương trình phấn đấu có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao...

Đồng thời, Chương trình cũng đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, cụ thể, phấn đấu ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, Chương trình phấn đấu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hóa…), làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới…
(Theo Tin tức)

Các tin khác

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030 hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.

27 đại biểu dự họp đều tự trang bị máy tính và các thiết bị số để hiển thị tài liệu.

Thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) là đơn vị cấp xã đầu tiên của tỉnh Yên Bái thực hiện thí điểm việc sử dụng máy tính xách tay, iPad và các thiết bị số khác để hiển thị các nội dung thay vì phải in ra giấy như trước đây.

Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ trao giấy chứng nhận hộ gia đình số cho người dân thôn Khe Bành.

Châu Quế Hạ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, song với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc sống cũng như mở ra cơ hội để người dân tiếp cận với nền tảng công nghệ số phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày, thời gian qua, xã đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) gắn với tổ chức tuần lễ cao điểm CĐS tại Khe Bành - thôn đặc biệt khó khăn của xã, bước đầu tạo hiệu quả tích cực.

Chữ ký số đang ngày càng trở thành một dịch vụ phổ biến trong giao dịch tài chính, thương mại

Lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông buộc 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng tạm dừng phát triển thuê bao mới để khắc phục các hành vi vi phạm pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục