Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/11/2022 | 7:44:04 AM

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu; trong đó, chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) của Việt Nam xếp thứ 76, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa.

Năm 2022, Liên hợp quốc đã thay đổi phương pháp đánh giá chỉ số dịch vụ trực tuyến, đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí: Khung thể chế, cung cấp nội dung, cung cấp dịch vụ, công nghệ và tham gia điện tử. Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên đánh giá về mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ đánh giá có cung cấp dịch vụ trực tuyến.

Trong đó, mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến là khả năng thực hiện toàn bộ giao dịch của dịch vụ trên môi trường mạng hay chỉ thực hiện trực tuyến một phần và người dân vẫn phải hiện diện để hoàn thành hầu hết các giao dịch. Đây cũng là nội dung quy định mới về mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam được xếp loại ở mức cao và cao hơn so với mức trung bình của thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một trong số 9 quốc gia có thu nhập dưới trung bình nhưng có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và chỉ số dịch vụ trực tuyến cao trên mức trung bình của thế giới.

(Theo Hanoitv)

Các tin khác

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Quang cảnh buổi tập huấn.

Ngày 19/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ chủ chốt của huyện và lực lượng nòng cốt triển khai Chiến dịch “Văn Yên - tiên phong học AI”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục