Nhiều địa phương chưa phát huy được hiệu quả của cổng thông tin điện tử

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2022 | 2:17:25 PM

Các cổng thông tin điện tử (TTĐT) ở nhiều địa phương mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin do cơ quan Nhà nước tạo ra và nắm giữ, nhưng chưa bảo đảm tính đầy đủ, cập nhật và hệ thống.

Phát triển và nâng cấp trong bảng xếp hạng đánh giá về Chính phủ điện tử theo tiêu chuẩn của LHQ đặt ra đang là mục tiêu mà Chính phủ hướng đến. Ảnh minh họa
Phát triển và nâng cấp trong bảng xếp hạng đánh giá về Chính phủ điện tử theo tiêu chuẩn của LHQ đặt ra đang là mục tiêu mà Chính phủ hướng đến. Ảnh minh họa

Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo "Đưa người dân lên môi trường số: Tăng cường cung cấp thông tin và hiệu quả tương tác qua cổng/trang TTĐT của chính quyền địa phương” do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức mới đây.

Theo đó, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số của Chính phủ là đưa hoạt động của người dân, DN lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh ngh thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Tuy nhiên, các tính năng phục vụ trải nghiệm của người dùng như tìm kiếm thông tin, hướng dẫn tìm kiếm thông tin, tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của người dân, đánh giá chất lượng thông tin được cung cấp, chia sẻ ý kiến, gửi góp ý trực tuyến còn hạn chế.

Khảo sát của IPS cho thấy, có tới 80% các cổng thông tin điện tử cấp tỉnh chỉ "giữ chân” người dùng được 2,79 phút, bình quân 62,42% người dùng rời đi ngay sau khi vừa truy cập.

Tỷ lệ cơ quan công khai quy chế và đầu mối cung cấp thông tin còn hạn chế.

Ở cấp trung ương, có 48,1% cơ quan đã công khai đầu mối và 40,7% đã công khai quy chế cung cấp thông tin.

Ở cấp địa phương, 9,5% UBND cấp tỉnh đã công khai đầu mối và 3,2% đã công khai quy chế cung cấp thông tin. Sở Tư pháp là đơn vị đạt tỷ lệ cao nhất ở cấp tỉnh, nhưng đều dưới 40%.

Báo cáo của IPS nhận định, các địa phương đã có đầu tư cho các yếu tố "đầu vào” – cơ sở hạ tầng của các kênh tương tác với người dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hành, tổ chức thực hiện còn thiếu sự chuẩn hóa và chưa hiệu quả, dẫn đến yếu tố "đầu ra” là mức độ hài lòng/sự tham gia của người dân trong tương tác với chính quyền trên môi trường số vẫn còn tương đối thấp.

(Theo ĐTTCO)

Các tin khác
Quang cảnh buổi tập huấn.

Ngày 19/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ chủ chốt của huyện và lực lượng nòng cốt triển khai Chiến dịch “Văn Yên - tiên phong học AI”.

Người mẫu ảo Atiana Lopez

Cuộc thi Hoa hậu AI được đánh giá dựa trên ngoại hình, sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và cách sử dụng các nền tảng với tổng giải thưởng lên tới 20.000 USD.

Trong quá trình thử nghiệm, thiết kế găng tay điện tử mới đã dịch 16 cử chỉ tay thành từ với độ chính xác 99,8%.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế găng tay chống nước được trang bị cảm biến có thể chuyển cử chỉ tay thành tin nhắn, giúp thợ lặn giao tiếp tốt hơn.

Cuộc họp Đảng ủy tại Sở GTVT tỉnh Yên Bái được ứng dụng công nghệ AI.

Là sở chưa được đánh giá ở tốp cao trong việc chuyển đổi số những năm gần đây, song với quyết tâm từ những người đứng đầu và sự đồng lòng của tập thể cán bộ, viên chức, giờ đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Yên Bái đã vững tin ứng dụng AI trong thực hiện nhiệm vụ và "phòng họp không giấy tờ" là minh chứng cho sự chuyển đổi ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục