Doanh nghiệp chưa mặn mà đánh giá mức độ chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2023 | 9:35:57 AM

Sau 1 năm ban hành Bộ chỉ số đo lường mức độ chuyển đổi số (CĐS) của doanh nghiệp (DN), chỉ có 500 DN tham gia và đăng ký tài khoản, trong số đó chỉ có khoảng 400 DN tự đánh giá mức độ CĐS của mình và chỉ khoảng vài chục DN tư vấn đánh giá.

Tại "Diễn đàn: CĐS trong DN - Tư duy và hành động mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trọng Đường, Chuyên gia CĐS, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đánh giá, công tác CĐS đã có những bước tiến rõ ràng qua 3 năm thực hiện, đồng thời tạo ra làn sóng về CĐS trong các DN.

Chỉ tính riêng trên Cổng CĐS DN nhỏ và vừa SMEdx của Bộ TT&TT đã có trên 600.000 DN tiếp cận, tham khảo thông tin về các nền tảng được đăng tải trên đó; và khoảng 70.000 DN sử dụng một trong số các nền tảng của Chương trình để CĐS, chiếm 1/10 số lượng DN.

Để CĐS đi vào thực chất, cuối 2021, Bộ TT&TT ban hành Bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của DN. Tuy nhiên, sau 1 năm, chỉ có 500 DN tham gia và đăng ký tài khoản trên trang www.dbi.gov.vn. Trong số những DN đăng ký tài khoản, chỉ có khoảng 400 DN tự đánh giá mức độ CĐS của mình và có một số nhỏ, khoảng vài chục DN thực hiện tư vấn đánh giá.

Theo chuyên gia CĐS của Bộ TT&TT, Bộ chỉ số cung cấp cho DN bộ công cụ đo lường mức độ CĐS. DN có thể tự đánh giá, để xác định mình đang ở giai đoạn nào, mức độ trưởng thành số ra sao, khâu mạnh, khâu yếu theo từng giai đoạn CĐS để tự đưa ra lộ trình, kế hoạch CĐS phù hợp với kế hoạch phát triển toàn diện. Đồng thời hỗ trợ cho các cơ quan quản lý đánh giá thực chất hơn quá trình CĐS của các DN.

Bộ TT&TT đã tham khảo nhiều bộ CĐS quốc tế để xác định được khung cấp độ trưởng thành số, các trụ cột chính và các tiêu chí đánh giá… để xây dựng như 1 tiêu chuẩn và chia thành 5 cấp độ. Bộ chỉ số được đánh giá theo 6 trụ cột gồm: Trải nghiệm số cho khách hàng; Chiến lược số; Hạ tầng và công nghệ số; Vận hành số; Văn hóa số; Dữ liệu và tài sản thông tin. "Đây là những trụ cột quan trọng và được chia thành các tiêu chí khác nhau với từng nhóm DN với quy mô khác nhau. Ví dụ với DN nhỏ và vừa sẽ có 6 tiêu chí về chính sách quản trị và 7 tiêu chí về nguồn nhân lực số. Chúng tôi không đánh giá nguồn nhân lực công nghệ thông tin mà đánh giá nguồn nhân lực bình thường nhưng sử dụng công nghệ số…”, ông Đường lưu ý.

Với nhóm DN lớn, sẽ có 139 tiêu chí với 25 thành phần với những đánh giá sâu hơn như về sự thấu hiểu của khách hàng từ bên ngoài, niềm tin khách hàng… để làm sao khách hàng thực sự cảm thấy họ được chăm sóc toàn diện, không chỉ dừng ở khâu giải quyết khiếu nại. Hoặc tiêu chí vận hành sẽ nhấn mạnh việc thay đổi phương thức hoạt động, phương thức cung cấp dịch vụ…

Dựa trên các tiêu chí này, Bộ TT&TT đã đưa ra những thang điểm khác nhau. Từ các thang điểm này sẽ có mức chấm cho ra số điểm cụ thể. Với DN lớn điểm dưới 10 sẽ đánh giá là chưa CĐS. Với DN nhỏ và vừa, điểm tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 20 điểm sẽ bị đánh giá chưa khởi động CĐS. Với nhóm Tập đoàn, Tổng Công ty sẽ đánh giá các DN thành viên và có công thức tính toán tổng hợp.

"Trên cổng www.dbi.gov.vn. đã cung cấp công cụ tự động, các DN chỉ cần khai thông tin và đăng ký tài khoản, sau đó nhập số liệu và ấn gửi để tiến hành chấm điểm…” - ông Đường hướng dẫn, đồng thời cho biết, điểm do các DN tự chấm sẽ có độ chính xác khoảng 60% do barem điểm được xây dựng chung tổng hòa cho tất cả các DN thuộc nhiều ngành nghề các nhau. Do đó, các DN có thể thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng barem chính xác để phù hợp với từng ngành nghề để có mức điểm sát với thực tiễn của DN.

"Để CĐS thành công một cách thực chất cần phải biết mình ở đâu. Trên thực tế, các DN vẫn còn ngại vào Cổng www.dbi.gov.vn. để đo lường mức độ CĐS. Tuy nhiên, các DN có thể gửi kết quả tự đo lường cho Bộ TT&TT để có thể đánh giá sát sao hơn, từ đó xây dựng lộ trình phù hợp để biết được mức độ ưu tiên CĐS với DN mình. Đồng thời, cần có sự vào cuộc của lãnh đạo, hợp tác của các bên để tạo ra văn hóa, kỹ năng và kết nối. Đây là những nguyên tắc để triển khai đánh giá CĐS và thực hiện CĐS trong DN thành công…”- Chuyên gia CĐS của Bộ TT&TT tư vấn.

(Theo PLVN)

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục