Thời công nghệ số, người ăn xin tràn lên Tiktok

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/2/2023 | 10:31:02 AM

Việc xin tiền đang được kỹ thuật số hóa ở Indonesia khi những người ăn xin không còn ra đường phố nữa mà chọn cách đăng clip trên nền tảng TikTok.

Hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ tắm nước bùn bẩn để xin tiền trên TikTok tại Indonesia.
Hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ tắm nước bùn bẩn để xin tiền trên TikTok tại Indonesia.

Ăn xin trên TikTok đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Indonesia đến nỗi chính phủ buộc phải vào cuộc để kiểm soát nó. Bộ trưởng Xã hội của quốc gia châu Á này đã chỉ đạo tăng cường nỗ lực ngăn chặn nạn ăn xin, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Các cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia cũng kêu gọi công chúng nỗ lực ngăn chặn nạn xin tiền và hàng hóa miễn phí, vốn bị cấm trong đạo Hồi. Tuy nhiên, những nỗ lực trên dường như chưa đủ mạnh để chống lại làn sóng ăn xin đang bị lôi kéo bởi các tính năng tặng quà của TikTok, cho phép họ đổi quà ảo lấy tiền thật.

Nền tảng chia sẻ video phổ biến của tập đoàn Byte Dance (Trung Quốc) đã cho phép các kênh sáng tạo nội dung có ít nhất 1.000 người theo dõi được nhận quà ảo từ những người theo dõi của họ. Các món quà này sau đó có thể được chuyển đổi thành tiền thật. Đây cũng là tính năng có sẵn trên một loạt nền tảng mạng xã hội khác, song sự phổ biến của TikTok rõ ràng đã khiến nó trở thành nơi chốn hoàn hảo để những người ăn xin hoạt động. 

Thay vì đi ra đường để xin tiền từ người qua đường hào phóng, những người ăn xin trên TikTok chỉ cần quay video họ thực hiện một số hành động đáng thương hại rồi đăng lên mạng xã hội và xem tiền bắt đầu chảy vào.

Một xu hướng ăn xin phổ biến ở Indonesia là các phụ nữ lớn tuổi kêu gọi lòng hảo tâm của người xem bằng cách đổ nước bùn lên mình. Hành động dội nước bùn bẩn có thể kéo dài nhiều giờ và dễ đánh vào lòng trắc ẩn của người dùng mạng xã hội. Phản ứng mạnh mẽ về vấn đề này, chính phủ Indonesia đã yêu cầu nền tảng này xóa các video tắm bùn xin tiền.

Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm hạn chế sự phổ biến của nạn ăn xin trên TikTok, các chuyên gia cho rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn, do mọi người tiếp tục tin rằng họ đang làm việc tốt bằng cách trực tiếp ủng hộ cho những người ăn xin.

"Trong thế giới kỹ thuật số, cách chúng ta giúp đỡ người khác không giống như ngoài đời, chẳng hạn như tặng quà, biểu tượng hoặc tính năng”, nhà xã hội học Devie Rahmawati tại Đại học Indonesia. Vì những món quà này sau đó có thể được người ăn xin hoán đổi thành tiền. 

Indonesia là quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn thứ hai trên thế giới, với 99,1 triệu người dùng, chỉ xếp sau Mỹ. 
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Quang cảnh buổi tập huấn.

Ngày 19/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ chủ chốt của huyện và lực lượng nòng cốt triển khai Chiến dịch “Văn Yên - tiên phong học AI”.

Người mẫu ảo Atiana Lopez

Cuộc thi Hoa hậu AI được đánh giá dựa trên ngoại hình, sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và cách sử dụng các nền tảng với tổng giải thưởng lên tới 20.000 USD.

Trong quá trình thử nghiệm, thiết kế găng tay điện tử mới đã dịch 16 cử chỉ tay thành từ với độ chính xác 99,8%.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế găng tay chống nước được trang bị cảm biến có thể chuyển cử chỉ tay thành tin nhắn, giúp thợ lặn giao tiếp tốt hơn.

Cuộc họp Đảng ủy tại Sở GTVT tỉnh Yên Bái được ứng dụng công nghệ AI.

Là sở chưa được đánh giá ở tốp cao trong việc chuyển đổi số những năm gần đây, song với quyết tâm từ những người đứng đầu và sự đồng lòng của tập thể cán bộ, viên chức, giờ đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Yên Bái đã vững tin ứng dụng AI trong thực hiện nhiệm vụ và "phòng họp không giấy tờ" là minh chứng cho sự chuyển đổi ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục