Bảo đảm an toàn cho hạ tầng số, nền tảng số

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/5/2023 | 8:59:38 AM

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), trong 4 tháng đầu năm, có gần 3.944 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được Cục An toàn thông tin cảnh báo và hướng dẫn xử lý.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Trên không gian mạng, mỗi giây có gần 1.000 cuộc tấn công mạng và 5 mã độc mới được tạo ra cùng với 40 điểm yếu, lỗ hổng được phát hiện mỗi ngày. Số liệu từ công ty an ninh mạng CyRadar cho thấy, trung bình mỗi tháng xuất hiện khoảng 1,5 triệu tên miền độc hại. Trong đó, những tên miền liên quan tới lừa đảo trực tuyến có xu hướng gia tăng.

Tháng 8-2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. Chiến lược này được xem đã chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm để thích ứng chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa an toàn, an ninh mạng.

Nhìn một cách khách quan, dù tình hình an ninh mạng diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, nhưng trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp công nghệ nên vấn đề này cơ bản được xử lý hiệu quả.

An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm và các doanh nghiệp Việt Nam dần làm chủ hệ sinh thái an toàn thông tin mạng. Kết thúc năm 2022, số doanh nghiệp Việt Nam tham gia lĩnh vực an toàn thông tin là 124, tăng 12% so với năm 2021.

Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng năm 2022 đạt 4.853 tỷ đồng, tăng trưởng 26,15% so với năm 2021, nộp ngân sách 238 tỷ đồng. Tỷ lệ các chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất năm 2022 đạt 95,5%, đạt mục tiêu đề ra năm 2022.

Đến tháng 4, số địa chỉ máy tính nằm trong mạng máy tính ma (botnet) là 392.108, giảm 50,3% cùng kỳ năm 2022; các cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin cũng giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky cho biết, tình hình tội phạm mạng trong khu vực Đông Nam Á vẫn diễn biến rất phức tạp, thế nhưng, trong 6 nền kinh tế đứng đầu khu vực ASEAN, chỉ Việt Nam ghi nhận sự giảm nhẹ (-12%) về số cuộc tấn công nhằm vào các doanh nghiệp…

Đó là những con số đáng mừng, kỳ vọng về việc thực hiện thành công những mục tiêu mà chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia đã đề ra, nhất là đối với vai trò của doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam. Từ đó, phát triển hoàn chỉnh và bảo đảm an toàn cho hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số quốc gia và tạo lập niềm tin số cho đất nước.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Việc kẻ xấu lợi dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để khởi tạo mã độc là không mới, nhưng báo cáo nghiên cứu bảo mật của Meta vừa phát đi cảnh báo về một nguy cơ mới.

Toàn cảnh buổi họp báo

“Dấu hiệu nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake là khuôn mặt người gọi thiếu cảm xúc, hướng đầu và cơ thể không nhất quán, màu da bất thường, kẻ gian thường ngắt giữa chừng rồi báo mất sóng, sóng yếu”.

Mạng xã hội Twitter vẫn gặp nhiều bất ổn dưới sự điều hành của Elon Musk.

Ngày 1/5, nền tảng Twitter gặp sự cố khiến hàng ngàn tài khoản bị đăng xuất khi đang sử dụng - theo website theo dõi Downdetector.com.

Lỗ hổng CVE-2023-29489 cho phép hacker đánh cắp dữ liệu người dùng, thực thi lệnh, kiểm soát máy chủ web từ xa. (Ảnh minh họa: Internet)

Lỗ hổng nghiêm trọng có mã lỗi CVE-2023-29489 tồn tại trong phần mềm quản trị website cPanel, đang đe dọa nguy hiểm đến hàng triệu website trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục