Kỷ niệm Ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/4), Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái (14/4/1994-14/4/2024), Hưởng ứng Tháng hành động vì hợp tác xã năm 2024

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 8:49:41 AM

YênBái - Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh các giải pháp ứng dựng công nghệ thông tin (CNTT) vào khu vực kinh tế tập thể (KTTT), mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trên địa bàn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho các HTX, THT trên thị trường trong nước và quốc tế.

HTX Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên là mô hình HTX kiểu mới đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu cho các sản phẩm từ cây quế, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với 23 thành viên, HTX đã phát triển vùng sản xuất tập trung với diện tích gần 100 ha, sản lượng thu mua bình quân 70 - 80 tấn quế/tháng. Hội nhập với nền kinh tế số, HTX đã áp dụng các phần mềm quản lý, truy suất từ khâu nguyên liệu, làm giống, trồng, chăm sóc và khai thác đến khâu sản sản xuất thành phẩm. 

Cũng như HTX Quế hồi, HTX nông nghiệp Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cũng có nhiều sáng tạo trong ứng dụng CNTT, công nghệ số vào sản xuất. Hiện HTX đang kinh doanh 2 loại hình chính là sản phẩm nông nghiệp và du lịch. Với lợi thế được địa phương cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý chè shan tuyết Suối Giàng, HTX đã mở rộng vùng nguyên liệu, gắn nhãn truy xuất nguồn gốc trên từng cây chè. 

Hiện, toàn tỉnh đã có trên 700 HTX thu hút trên 32 nghìn thành viên và trên 5.500 THT với trên 27 nghìn thành viên. Các HTX, THT đã tích cực, chủ động thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Điều này giúp các HTX, THT thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều HTX đã chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến và cung cấp thông tin về nông sản qua facebook, zalo, tiktok... và đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số... Một số hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. 

Tuy nhiên, trong quá trình CĐS, KTTT tỉnh cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là đối với các HTX, THT ở vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT chưa đồng bộ. Thời gian tới, với vai trò định hướng, dẫn dắt, tư vấn, hỗ trợ, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp, HTX với người tiêu dùng.

Việc ứng dụng CNTT, CĐS trong phát triển sản xuất sẽ giúp các đơn vị thích ứng với thị trường và kinh doanh bền vững hơn, tạo ra các sản phẩm có giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho các HTX, THT trên thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, càng khẳng định vị thế, vai trò của của khu vực KTTT tỉnh Yên Bái, góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.


Minh Huyền - Mạnh Cường 

Tags Yên Bái chuyển đổi số kinh tế tập thể Liên minh hợp tác xã

Các tin khác
Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái để thực hiện các thủ tục hành chính.

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bằng nhiều giải pháp, các ngành, địa phương đang nỗ lực triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ ngay từ đầu năm, góp phần cải thiện chỉ số Chuyển đổi số (DTI).

Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) thành phố Yên Bái

Chương trình ký kết hợp tác về chiến lược chuyển đổi số (CĐS) giữa tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội(Viettel) giai đoạn 2022 - 2025, hướng đến năm 2030 sau 2 năm thực hiện đã đạt những kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng được lắp đặt tại tòa nhà điều hành đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Hầu hết các cửa hàng trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có mã quét giao dịch không dùng tiền mặt.

Trong một thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc quét mã và cà thẻ trong thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, hay giao dịch thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Những công nghệ này đã thay đổi cách tư duy, tương tác và thực hiện các hoạt động hàng ngày của người dân ở Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục