Việt Nam trở thành quốc gia chuộng thanh toán không tiền mặt

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/6/2024 | 2:41:01 PM

Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, góp phần kiến tạo tương lai của nền kinh tế số, mang lại những tác động tích cực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Người dùng tìm hiểu các dịch vụ thanh toán tại gian trải nghiệm của Visa trong Lễ hội Không tiền mặt 2024
Người dùng tìm hiểu các dịch vụ thanh toán tại gian trải nghiệm của Visa trong Lễ hội Không tiền mặt 2024

Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2023 cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là giao dịch ví điện tử, đang trên đà tăng trưởng tại các điểm bán.

Đáng chú ý, 79% cơ sở kinh doanh về thực phẩm, đồ uống (F&B) và 74% cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi đã chấp nhận thanh toán không tiền mặt.

Còn với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs), nghiên cứu của Visa cũng chỉ ra rằng hơn 40% SMBs Việt Nam đã chấp nhận thanh toán thẻ, khẳng định vai trò then chốt của thanh toán số trong hoạt động kinh doanh.

Xu hướng tăng trưởng của phương thức thanh toán số giúp tối ưu hóa và bảo mật các giao dịch tiêu dùng.

Nhằm thúc đẩy chấp nhận thanh toán số tại Việt Nam, công ty công nghệ thanh toán hàng đầu thế giới này cũng đã hợp tác với các ví điện tử hàng đầu Việt Nam như MoMo, VNPAY và ZaloPay để tăng cường trải nghiệm thanh toán QR dễ dàng cho chủ thẻ.

Đồng thời, Visa cũng giới thiệu Apple Pay vào Việt Nam thông qua hợp tác với đơn vị phát hành lớn trong nước, cung cấp phương thức thanh toán liền mạch và an toàn.

Trong 10 tháng qua, Visa đã mở rộng các hoạt động marketing tại điểm bán và chuỗi bán lẻ trên khắp Hà Nội và TP.HCM, từ đó tăng độ nhân diện và tỉ lệ chấp nhận thẻ Visa trên Apple Pay.

Bà Đặng Tuyết Dung, giám đốc Visa Việt Nam và Lào, nhận xét: "Thanh toán số đang kiến tạo tương lai của nền kinh tế Việt Nam, mang lại những tác động tích cực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp”.

Trong chuỗi sự kiện "Ngày không tiền mặt” lần thứ 6 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức vừa qua, Visa tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với mục tiêu hướng tới phát triển hệ sinh thái thanh toán số tại Việt Nam.

"Visa rất vui mừng khi tiếp tục đồng hành cùng chương trình "Ngày không tiền mặt” năm 2024 nhằm thúc đẩy các giao dịch không tiền mặt trên khắp cả nước. 

Qua đó, Visa một lần nữa khẳng định cam kết và nỗ lực đảm bảo tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái thanh toán của Việt Nam đều có được nhiều lợi ích từ thanh toán số, bao gồm người tiêu dùng, nhà bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán”, bà Dung chia sẻ.

Visa tung nhiều ưu đãi hưởng ứng Ngày không tiền mặt

Hưởng ứng tích cực "Ngày không tiền mặt” năm nay, Visa tăng cường hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp với nhiều khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích cầu thanh toán không dùng tiền mặt trên Gojek, Klook, Lazada, UrBox…

Một trong những điểm nhấn của chương trình ưu đãi là cam kết hợp tác chiến lược lâu dài giữa Visa-Starbucks nhằm khuyến khích thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng Starbucks và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang cửa hàng Starbucks thanh toán không dùng tiền mặt, tăng số cửa hàng này lên gần 15% trên tổng số cửa hàng trong năm nay.

Những ưu đãi khác bao gồm giảm 50% trên tổng hóa đơn tại các nhà hàng cao cấp, tặng set menu tại nhà hàng gắn sao MICHELIN và giảm nửa giá phòng cho 2 đêm nghỉ cuối tuần tại khách sạn 5 sao.

Đáng chú ý, vào ngày 27-6 tới, để tôn vinh những thành tựu của cộng đồng ẩm thực, Visa sẽ hợp tác với MICHELIN trong lễ công bố MICHELIN Guide Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng năm 2024. Sự kiện sẽ được tổ chức tại khách sạn InterContinental Saigon ở TP.HCM, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người tham dự.

(Theo TTO)

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3, từ trái sang) tặng quà động viên cán bộ kỹ thuật, nhân viên Viettel Yên Bái vượt khó hoàn thành xây dựng Trạm YBI0574 đúng tiến độ.

Từ giữa tháng 5, ba thôn cuối cùng của xã xa nhất tỉnh Yên Bái là Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải đã phủ sóng di động. Gọi được điện thoại nói chuyện, được nhìn thấy hình ảnh trực tiếp là ước mơ bao đời của người dân nơi đây đã trở thành hiện thực.

Chị Đoàn Thị Lương - HTX Chế biến kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương thực hành bán hàng trực tuyến khi tham gia khóa tập huấn kinh doanh trên nền tảng số.

Bắt nhịp xu hướng tiêu dùng mới, nhiều đơn vị, hợp tác xã (HTX) do người trẻ làm chủ trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để giới thiệu và bán sản phẩm, góp phần giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm và gia tăng doanh thu.

Trợ lý ảo được bán kèm như một dịch vụ giá trị gia tăng cùng phiên bản số của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

Muốn kinh tế báo chí phát triển, việc đầu tiên các tòa soạn phải giải quyết là khâu phân phối nội dung. Điều này cũng giống như với những người làm kinh doanh, phải tìm cách bán hàng, tức là tính toán đầu ra của sản phẩm.

Mô hình “Ngày thứ 7 CĐS” của phường Nguyễn Thái Học đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

Một thế hệ công dân số ở thành phố Yên Bái đang dần hình thành để phù hợp với sự phát triển của thời đại kinh tế số, xã hội số. Thành phố phấn đấu 86% công dân trong độ tuổi lao động là công dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục