Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/11/2024 | 9:01:01 AM

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Ảnh hưởng của môi trường số đối với trẻ em

Môi trường số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ em Ấn Độ, mở ra nhiều cơ hội học hỏi, sáng tạo và thể hiện bản thân. Tuy nhiên, sự kết nối này cũng làm cho trẻ em dễ dàng tiếp xúc với những nội dung không phù hợp, bạo lực mạng và nguy cơ bị dụ dỗ trực tuyến. Thêm vào đó, tình trạng thương mại hóa các trải nghiệm trực tuyến của trẻ em đặt ra những lo ngại về quyền riêng tư và khả năng bị lợi dụng.

Đại dịch Covid-19 buộc trẻ em phải sử dụng công nghệ số nhiều hơn, nhất là trong các hoạt động học tập và giải trí. Mặc dù công nghệ giúp ích rất nhiều trong thời gian này, nhưng sự thiếu giám sát khi trẻ em sử dụng internet đã gia tăng nguy cơ bị dụ dỗ. Đây là hành vi mà những kẻ xấu sử dụng các nền tảng số để tiếp cận trẻ em, nhằm mục đích xâm hại, kiểm soát hoặc dẫn dắt trẻ vào các hoạt động có hại. Việc internet cung cấp khả năng ẩn danh và dễ dàng tiếp cận khiến các đối tượng có hành vi xấu dễ dàng tiếp cận trẻ em. Những hậu quả của việc dụ dỗ trực tuyến có thể rất nghiêm trọng, từ tổn thương tâm lý đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Để bảo vệ trẻ em trong kỷ nguyên số, cần một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm các hệ thống pháp lý mạnh mẽ, giải pháp công nghệ và sự hợp tác giữa các bên liên quan.

Dữ liệu gần đây cho thấy vào năm 2024, có khoảng 5,35 tỷ người sử dụng internet trên toàn cầu, chiếm 66,2% dân số thế giới. Đến năm 2023, hầu hết thanh thiếu niên (13 - 17 tuổi) sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh (95%), máy tính (90%), máy chơi game (83%) và máy tính bảng (65%). Tỷ lệ trẻ em tiếp cận công nghệ ngày càng tăng, với 31% trẻ 8 tuổi sở hữu điện thoại vào năm 2021, tăng từ 11% vào năm 2015.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2023, gần như tất cả thanh thiếu niên (96%) sử dụng internet hàng ngày, với 46% trong số đó luôn trực tuyến, tăng từ 24% vào năm 2015. Ấn Độ hiện sở hữu một trong những nhóm trẻ em và thanh thiếu niên lớn nhất thế giới, với hơn 444 triệu trẻ em và khoảng 356 triệu thanh thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi. Báo cáo "Kỹ thuật số tại Ấn Độ" của Hiệp hội Internet và di động Ấn Độ năm 2019 cho biết khoảng 71 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi truy cập internet qua thiết bị của gia đình, chiếm 14% trong tổng số hơn 500 triệu người dùng internet tại Ấn Độ.

Khung pháp lý đối phó nạn dụ dỗ trực tuyến ở Ấn Độ

Ấn Độ đã có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ dụ dỗ trực tuyến thông qua việc tham gia các công ước quốc tế quan trọng, như Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Công ước này, được Ấn Độ phê chuẩn vào năm 1992, cam kết bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại và bóc lột, trong đó có dụ dỗ trực tuyến, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường số. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phê chuẩn Nghị định thư bổ sung về chống buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm đồi trụy đối với trẻ em (OPSC) vào năm 2005, yêu cầu hình sự hóa hành vi xâm hại trẻ em, bao gồm cả dụ dỗ trực tuyến.

Ngoài các công ước quốc tế, Ấn Độ còn ban hành nhiều đạo luật trong nước để đối phó hiệu quả với tình trạng dụ dỗ trẻ em trực tuyến và bảo vệ trẻ em khi sử dụng công nghệ. Các đạo luật đáng chú ý bao gồm: Luật Bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại tình dục năm 2012 (Luật POSCO) bảo vệ toàn diện trẻ em khỏi bị tấn công tình dục và quấy rối, đặc biệt hình sự hóa hành vi dụ dỗ trẻ em trực tuyến vì mục đích tình dục.

Luật Công nghệ thông tin năm 2000, sửa đổi vào năm 2008, cũng có các điều khoản liên quan đến xử lý văn hóa phẩm đồi trụy và dụ dỗ trực tuyến. Luật này coi hành vi xuất bản hoặc truyền tải tài liệu khiêu dâm có liên quan đến trẻ em là tội phạm, đồng thời trao quyền cho chính quyền chặn quyền truy cập vào các nội dung này. Mặc dù Bộ luật Hình sự Ấn Độ năm 1860 không đề cập trực tiếp đến dụ dỗ trực tuyến, nhưng đã coi việc bán, phân phối và sở hữu tài liệu khiêu dâm liên quan đến trẻ em là tội phạm, cùng với những hành vi khác như theo dõi trẻ em qua các phương tiện kỹ thuật số.

Bảo vệ trẻ em khỏi nạn dụ dỗ trực tuyến là vấn đề cấp bách trong thời đại số hóa, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia môi trường trực tuyến. Ấn Độ, với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên đông đảo, càng phải nỗ lực nhiều hơn để đưa ra các biện pháp bảo vệ thế hệ tương lai khỏi những mối nguy hiểm này.

Dù vậy, việc bảo vệ trẻ em cần được thực hiện một cách cân bằng, với việc xem xét kỹ lưỡng giữa quyền riêng tư và sự an toàn của trẻ. Các giải pháp không chỉ bảo đảm sự minh bạch, công bằng và tôn trọng quyền của các em, mà còn tạo ra môi trường an toàn để thế hệ trẻ có thể phát triển trong kỷ nguyên số.

(Theo Đại biểu nhân dân)

Các tin khác
Phần mềm biểu quyết của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Yên Bái

Từ tháng 11/2024, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Yên Bái thống nhất chủ trương đưa vào sử dụng phần mềm biểu quyết, phòng họp số và chữ ký số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường tính kịp thời và chính xác. Từ đó tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ở địa phương.

Tài khoản định danh điện tử VNeID bị khóa, hết hạn khi nào?

Tài khoản định danh điện tử của công dân được sử dụng trong một thời hạn nhất định. Tài khoản định danh điện tử sẽ bị khóa khi thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết hạn tài khoản định danh điện tử cũng sẽ tự động khóa.

Hiện nay, 100% các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.

Trong 15 mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, Yên Bái có 1 mục tiêu vượt kế hoạch, 10 mục tiêu đã hoàn thành, 4 mục tiêu đang trong giai đoạn thực hiện.

Bộ trưởng Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, tuần sau sẽ ra mắt công cụ AI để kiểm soát doanh thu, việc mua bán trên sàn thương mại điện tử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục