Trao giải Cuộc thi "Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng"

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/12/2024 | 10:04:42 AM

Tối 17/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi "Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng" với chủ đề "Vang mãi khúc quân hành".

BTC trao Giả Nhất cho tác giả Đặng Thị Huyền- Hội viên Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng.
BTC trao Giả Nhất cho tác giả Đặng Thị Huyền- Hội viên Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ và thế hệ trẻ về lịch sử hình thành, phát triển, truyền thống vẻ vang, cùng những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lịch sử của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc thi cũng nhằm khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, niềm tự hào cùng khát vọng sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ; cổ vũ các văn nghệ sĩ tiếp tục lao động sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, góp phần đề cao trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng Quân đội nhân dân thông qua việc tôn vinh những đóng góp của lực lượng quân đội.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân, tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nhờ sự nỗ lực của Ban Tổ chức kết hợp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, sau 40 ngày, cuộc thi đã khép lại với kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi.

Đã có hơn 4000 người từ các tập thể, cá nhân trong cả nước gửi bài về tham dự. Thành phần tham dự cuộc thi khá đa dạng, họ là những văn nghệ sĩ, chiến sĩ quân đội, công an, cảnh sát biển, cán bộ, công chức, viên chức, cựu chiến binh, cán bộ nghỉ hưu, giáo viên, người dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, doanh nhân,… Đặc biệt có cả cựu chiến binh cấp tướng, anh hùng lực lượng vũ trang tham dự. Bên cạnh đó, cuộc thi còn nhận bài dự thi của sinh viên thạc sĩ người Nga tại Viện Nghiên cứu châu Á - Phi của Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov Moskva, sinh viên nước Liên bang Nga đang học tiếng Việt và sinh sống, làm việc tại Hà Nội, du học sinh Việt Nam ở học tập ở nước ngoài.

Tổng số bài viết/tác phẩm dự cuộc thi là 4008. Cụ thể, số lượng bài dự thi gửi qua đường bưu điện là 339 bài; số lượng bài dự thi gửi qua email của cuộc thi là 185 bài; số lượng bài tập thể là 3484 bài.

Qua công tác lựa chọn và chấm thi, Ban Giám khảo cho biết có nhiều bài thi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng tốt, bố cục chặt chẽ, cách thức thể hiện gần gũi, sinh động, sáng tạo, hấp dẫn người đọc. Nhiều tác phẩm thể hiện sự công phu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, hình ảnh, sáng tác văn học nghệ thuật về bối cảnh ra đời, quá trình xây dựng và trưởng thành cùng những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những thành tựu của Văn học nghệ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Tại Lễ trao giải, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất; 3 giải Nhì; 5 giải Ba; 10 giải Khuyến khích cùng các giải thưởng: Người dự thi cao tuổi nhất; Người dự thi nhỏ tuổi nhất có bài thi ấn tượng; Nhà giáo có bài thi ấn tượng nhất; Bài dự thi sáng tạo; Người nước ngoài có bài dự thi ấn tượng nhất; Anh hùng Lực lượng vũ trang cổ vũ cuộc thi; Cống hiến đặc biệt; Người truyền cảm hứng.

Ban Tổ chức cũng vinh danh các tập thể với các giải: Tập thể dự thi xuất sắc nhất; Tập thể trường Tiểu học đầu tiên phát động và có nhiều bài dự thi nhất; Trường phổ thông cơ sở có hình thức tham dự cuộc thi ấn tượng nhất; Trường Tiểu học có nhiều cán bộ, giáo viên dự thi nhất; Đơn vị Lực lượng vũ trang có đông người dự thi nhất; Đơn vị có nhiều cán bộ cấp cao quân đội, công an dự thi nhất; Tập thể có đông cán bộ hưu trí trung, cao cấp dự thi nhất; Đơn vị có nhiều nhà văn nữ dự thi nhất; Đơn vị có nhiều nhà thơ dự thi nhất.

(Theo Tổ quốc)

Các tin khác
Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh tặng hoa chúc mừng Nhà máy Z183 nhân kỷ niêm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024 ) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 17/12, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đóng trên địa bàn huyện Trấn Yên và Chi nhánh Viettel Yên Bái.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình.

Sáng 17/12, tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), được sự ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Cục Dân vận (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tổ chức khánh thành và bàn giao công trình nhà bán trú Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mồ Dề (Mù Cang Chải).

Thông báo về lịch trình tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 do ban tổ chức công bố trên website chính thức.

Ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ mở cửa cho người dân tham quan triển lãm từ 9h ngày 21/12, sớm hơn 4 tiếng so với kế hoạch ban đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục