Phát triển thành công vật liệu Aerogel giúp tái tạo xương
- Cập nhật: Thứ tư, 12/10/2016 | 1:29:59 PM
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Saltillo (ITS) đã phát triển thành công một tế bào đá gốm sinh học (bioceramics) với mật độ điôxít silic (Silica) thấp để tái tạo hoặc thay thế các mô xương.
Ảnh minh họa.
|
Nhà nghiên cứu Perla Hernandez Resendiz cho biết tế bào trên là một loại hạt aerogel wollastonite-khoáng chất được sử dụng như một tiền chất hoạt tính sinh học.
Aerogel là một dạng vật liệu gel (một trạng thái, trong đó mạng lưới chất rắn chứa các thành phần chất lỏng kết dính với nhau) “biến thể.”
Điều đó có nghĩa là các thành phần chất lỏng của gel sẽ được thay thế bởi thành phần khí.
Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa một tiền chất giúp phát triển lớp vỏ canxi hidroxiapatita, một hợp chất tương tự như chất khoáng xương, vào vật liệu aerogel.
Đồng thời, các chuyên gia thêm vào một loại vật liệu hoạt tính sinh học gây ra phản ứng sinh học trên giao diện do dự liên kết giữa mô và vật liệu nhờ một lớp carbonated hydroxyapatite (CH).
Vật liệu thu được đã được nghiên cứu thử nghiệm trên tế bào và cho kết quả không gây độc tính đối với tế bào, đặc biệt là tế bào xương.
Ngoài ra, vật liệu mới không gây ra quá trình apoptosis- hiện tượng tế bào chết do các tác nhân nội tại nhằm cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ tính toàn vẹn của cơ thể và đảm bảo sự sống. Như vậy, tế bào vẫn sống cùng với sự hiện diện của vật liệu mới.
Hợp chất trên còn được thử nghiệm hoạt tính sinh học bằng cách nhúng vào một chất lỏng mô phỏng với nồng độ ion sinh lý tương tự như huyết tương ở người để mô tả cấu trúc và hình thái.
Các nhà khoa học kết luận, qua kiểm tra hoạt tính sinh học, vật liệu mới đáp ứng tốt các nghiên cứu sinh lý và đây là bước thành công đầu tiên để đưa vào ứng dụng trên cơ thể người.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Sáng 11/10, Hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC trong dự phòng và điều trị ung thư” đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị Năng lượng toàn cầu lần thứ 23, tổ chức tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu phiên làm việc đầu tiên ngày 10/10 với nội dung thảo luận chính là triển vọng phát triển năng lượng trên thế giới trong những thập kỷ tới.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 6/10, Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh liên lạc mới nhất GSAT-18 do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chế tạo.
Giải Nobel Hóa học năm 2016 đã thuộc về nhóm ba nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage của Pháp, Fraser Stoddart của Mỹ và Bernard Feringa của Hà Lan.