10 nguyên nhân khiến trẻ thấp còi bố mẹ thường không để ý

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/6/2017 | 11:13:00 AM

Thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng, suy tuyến giáp, hội chứng Turner, thiếu máu, bệnh thận, tim, tiêu hóa, phổi... dễ khiến trẻ thấp còi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM, khuyến cáo nhiều phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao thường nhầm lẫn với tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

Cha mẹ ra sức bồi bổ dinh dưỡng cho bé nhưng thể trạng của các em vẫn không cải thiện nhiều. Thực tế, chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng mà còn do vấn đề nội tiết, bệnh nội khoa, di truyền hay thể trạng.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 đến 52 cm. Trong năm đầu bé tăng khoảng 20 đến 25 cm, năm thứ hai thêm 12 cm, năm thứ ba tăng 10 cm, năm thứ tư thêm 7 cm. Từ 4 đến 11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm.

Đến tuổi dậy thì, bé gái cao thêm từ 6 đến 10 cm mỗi năm, bé trai từ 6,5 đến 11 cm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất về sau.

Các bác sĩ phân tích 10 nguyên nhân thường gặp dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ gồm:

- Thiếu nội tiết tố tăng trưởng hay còn gọi là hormone tăng trưởng (GH). Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ dẫn đến thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

- Suy tuyến giáp: Những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa. Khi cơ thể tiết không đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp cần thiết sẽ khiến trẻ bị chậm tăng trưởng.

- Tiền sử gia đình: Bố mẹ có chiều cao đều dưới trung bình.

- Thai nhi suy dinh dưỡng: Trẻ sinh ra nhẹ cân (suy dinh dưỡng trong tử cung).

- Hội chứng Turner, tức mất một phần hoặc toàn bộ một nhiễm sắc thể giới tính X trong bộ gen.

- Hội chứng Down.

- Một số loại thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

- Bệnh mãn tính: Thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi.

- Hậu quả của việc sử dụng một số loại thuốc khi người mẹ mang thai.

- Dinh dưỡng kém.

Một số trẻ có thể trạng thấp bé nhẹ cân nhưng không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao. Những trường hợp như vậy gọi là thấp vô căn.

Việc đánh giá tình trạng tăng trưởng chiều cao của trẻ cần phải có bác sĩ chuyên khoa, qua nhiều khâu kiểm tra, xét nghiệm toàn diện mới đưa ra kết luận chính xác được.

Trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, hội chứng Turner, bệnh thận mạn, sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai… có thể được chỉ định điều trị bằng cách bổ sung hormone tăng trưởng. Tốt nhất trẻ nên điều trị trong độ tuổi từ 4 đến 13. Qua “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ không được kích thích sẽ đóng lại, khi đó việc dùng hormone tăng trưởng không còn tác dụng.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Bạch tuộc dường như đã tiến hóa nhiễm sắc thể giới tính ít nhất 248 triệu năm trước.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất được biết đến ở bạch tuộc và mực từ 455 triệu đến 248 triệu năm trước - sớm hơn 180 triệu năm so với kỷ lục trước đó.

Robot Bonbon.

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học.

Đường hầm chạy thử nghiệm công nghệ tàu Hyperloop ở Hà Lan.

Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.

GS Nguyễn Ngọc Tú tại Trung tâm dữ liệu của Kennesaw State University.

GS Nguyễn Ngọc Tú, Đại học Kennesaw State University (Mỹ)được bầu vào Ban Chủ tịch và bổ nhiệm làm Chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên dự hội thảo lượng tử, diễn ra tháng 9 tại Montréal, Québec, Canada.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục