Em bé đầu tiên được ghép cả 2 tay đã có thể tự mặc đồ

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/7/2017 | 1:56:28 PM

Ca phẫu thuật ghép cả hai tay đầu tiên trên thế giới cho một bé trai đã thành công khi sau 18 tháng em đã có thể viết, ăn và mặc đồ bằng tay.

Em Zion Harvey ở Baltimore, Maryland với hai tay được ghép.
Em Zion Harvey ở Baltimore, Maryland với hai tay được ghép.

Theo hãng tin AFP, thành tựu y khoa đặc biệt này đã được công bố ngày 18-7 trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health.

Đây cũng là thông báo chính thức đầu tiên về tình trạng sức khỏe của em Zion Harvey, 10 tuổi, kể từ sau ca phẫu thuật ghép hai tay hồi tháng 7-2015.

Bà Sandra Amaral, bác sĩ của Bệnh viện nhi Philadelphia, nơi tiến hành phẫu thuật cho em Zion Harvey cho biết: “Mười tám tháng sau ca phẫu thuật, cháu bé đã tự do hơn và có thể hoàn thành những việc hàng ngày”.

“Tình trạng của cháu tiếp tục tốt lên khi được điều trị hàng ngày để tăng chức năng hoạt động cho tay cùng những hỗ trợ khác về tâm lý khác”.

Em Harvey từng phải phẫu thuật cắt bỏ hai tay và hai bàn chân vào năm lên 2 do bị nhiễm trùng máu. Em bé này cũng đã từng trải qua phẫu thuật ghép thận.

Trước phẫu thuật ghép tay, Harvey đã phải dùng thuốc chống đào thải sau phẫu thuật ghép thận. Đây cũng nhân tố quan trọng trong việc em được lựa chọn để làm tiếp một cuộc phẫu thuật ghép tay kéo dài hơn 10 giờ khác.

Các thuốc ức chế miễn dịch phải được đưa vào cơ thể liên tục để ngăn ngừa quá trình đào thải của cơ thể sau phẫu thuật cấy ghép. Tuy nhiên các loại thuốc này cũng đi kèm với những nguy cơ về sức khỏe như tiểu đường, ung thư và lây nhiễm.

Theo báo cáo y khoa, Harvey đã trải qua tám phản ứng đào thải của cơ thể với hai tay ghép, trong đó có những lần đặc biệt nghiêm trọng ở tháng thứ 4 và tháng thứ 7 sau khi ghép.

May mắn là tất cả những lần đó thuốc ức chế miễn dịch đều đã kháng lại được mà không gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của hai tay em.

(Theo TTO)

Các tin khác
Robot Bonbon.

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học.

Đường hầm chạy thử nghiệm công nghệ tàu Hyperloop ở Hà Lan.

Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.

GS Nguyễn Ngọc Tú tại Trung tâm dữ liệu của Kennesaw State University.

GS Nguyễn Ngọc Tú, Đại học Kennesaw State University (Mỹ)được bầu vào Ban Chủ tịch và bổ nhiệm làm Chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên dự hội thảo lượng tử, diễn ra tháng 9 tại Montréal, Québec, Canada.

Nước biển dâng ảnh hưởng nhà dân ở Tierra Bomba, Colombia

Dữ liệu cho thấy mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 9,4cm kể từ năm 1993.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục