Trung Quốc phát triển máy in 3D sinh học có thể sản xuất mô người

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2017 | 8:53:41 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển thành công máy in 3D có thể sản xuất mô người trên quy mô lớn, gồm da, sụn và gan.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã ghép thành công các mạch máu được sản xuất từ máy in 3D lên khỉ thí nghiệm.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã ghép thành công các mạch máu được sản xuất từ máy in 3D lên khỉ thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Regenovo Hàng Châu giữ vai trò chủ trì dự án.

Theo Regenovo, sản xuất hàng loạt các vật liệu y tế cũng như chất lượng và sự an toàn của sản phẩm là hai yêu cầu bắt buộc đối với công nghệ in ấn 3D trong lĩnh vực này.

Mặc dù công nghệ in ấn 3D phục vụ mục đích y học hiện tương đối phổ biến trên thị trường song nhiều chủng loại máy in 3D thường có tốc độ quá chậm, nên không phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng loạt, hoặc là không tạo ra các sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe.

Chiếc máy in 3D do Regenovo chủ trì chế tạo có chiều dài 1,6 mét, rộng 1 mét, cao 1,9 mét, được trang vị nhiều đầu phun khác nhau, và có thể sản xuất ra nhiều loại vật liệu sinh học hơn so với các loại máy khác trên thị trường hiện nay.

Những bộ phận khác nhau của chiếc máy in này có thể điều chỉnh nhiệt độ của riêng bộ phận đó, từ âm 20 độ C tới 260 độ C nhằm đảm bảo chức năng và khả năng tồn tại của tế bào.

Ngoài ra, chiếc máy in này còn có một đầu quét laser hồng ngoại với độ chính xác tới mức micron (1 micron tương đương với 1/1.000 milimet - PV) nên có thể kiểm tra chất lượng của cơ cấu bên trong các sản phẩm trong quá trình in ấn.

Regenovo khẳng định chiếc máy in 3D mới sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực y học để sản xuất hàng loạt mô và bộ phận cơ thể nhân tạo.

Các loại mô và bộ phận cơ thể này cũng có thể được sử dụng để thử nghiệm các loại dược phẩm mới.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bạch tuộc dường như đã tiến hóa nhiễm sắc thể giới tính ít nhất 248 triệu năm trước.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất được biết đến ở bạch tuộc và mực từ 455 triệu đến 248 triệu năm trước - sớm hơn 180 triệu năm so với kỷ lục trước đó.

Robot Bonbon.

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học.

Đường hầm chạy thử nghiệm công nghệ tàu Hyperloop ở Hà Lan.

Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.

GS Nguyễn Ngọc Tú tại Trung tâm dữ liệu của Kennesaw State University.

GS Nguyễn Ngọc Tú, Đại học Kennesaw State University (Mỹ)được bầu vào Ban Chủ tịch và bổ nhiệm làm Chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên dự hội thảo lượng tử, diễn ra tháng 9 tại Montréal, Québec, Canada.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục