257 thí sinh của 51 tỉnh, thành dự chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc 2018

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/7/2018 | 10:10:30 AM

Theo Ban Tổ chức Hội thi năm nay có 257 thí sinh đến từ 51 tỉnh, thành yêu thích công nghệ thông tin (CNTT) trên cả nước tham dự Chung kết Hội thi lần thứ 24 năm 2018 diễn ra từ 9 - 10/8/2018 tại Vũng Tàu.

Lễ tổng kết và trao giải Hội thi năm 2017.
Lễ tổng kết và trao giải Hội thi năm 2017.

Các thí sinh đã đoạt giải cao nhất tại các Hội thi cấp tỉnh, thành đại diện cho hàng trăm nghìn học sinh phổ thông yêu thích CNTT trên toàn quốc về tham dự Hội thi và tham gia đua tài ở 3 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, với 4 bảng thi: A, B, C, D, cụ thể như sau: Bảng A (Thi kỹ năng dành cho học sinh Tiểu học): 55 thí sinh; Bảng B (Thi kỹ năng dành cho học sinh THCS): 55 thí sinh; Bảng C (Thi kỹ năng dành cho học sinh THPT): 104 thí sinh; Bảng D (Thi phần sản phẩm sáng tạo): 46 thí sinh, trong đó: Bảng D2 (học sinh THCS): 21 thí sinh, bảng D3 (học sinh THPT): 25 thí sinh;

Trong số 257 thí sinh có 225 nam, 32 nữ; có 01 thí sinh nhỏ tuổi nhất sinh năm 2008; 04 thí sinh là người dân tộc thiểu số (Hoa, Dao, Khmer, Tày); có 235 thí sinh dự thi lần đầu, 23 thí sinh dự thi lần thứ hai, 02 thí sinh dự thi lần thứ ba và 03 thí sinh dự thi 02 bảng.

Ban Tổ chức Hội thi đã nhận được 101  sản phẩm sáng tạo của 21 đơn vị, trong  đó có 55 sản phẩm bảng D2 (36 phần mềm, 18 sản phẩm phần cứng hoặc tích hợp); 46 sản phẩm bảng D3 (13 phần mềm, 35 sản phần phần cứng hoặc tích hợp). Ngày 12/7/2018 Ban chấm Sơ khảo đã làm việc rất nghiêm túc và hiệu quả để chọn ra 30 sản phẩm xuất sắc nhất (mỗi bảng 15 sản phẩm) tham dự vòng chung khảo Hội thi toàn quốc.

Theo đánh giá của Hội đồng sơ khảo chủ đề của các sản phẩm phần mềm dự thi rất phong phú, có nhiều sản phẩm tốt, sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn cao. Các công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm dự thi cũng đa dạng và phong phú, điều đó chứng tỏ các thí sinh đã biết cập các xu hướng công nghệ mới. Nhìn chung chất lượng sản phẩm năm nay tốt hơn các năm trước, đặc biệt là sản phẩm có phần cứng, cụ thể:

* Bảng D2 – học sinh THCS có 55 sản phẩm (37 sản phẩm phần mềm, 18 sản phẩm phần cứng):

Nhìn chung các sản phẩm phần mềm chủ đề khá phong phú và đa dạng được trung chủ yếu ở lĩnh vực học tập - giáo dục, chủ đề gần gũi và có thể ứng dụng luôn vào quá trình học tập. Chất lượng các sản phẩn dự thi là tương đối tốt và khá đồng đều. Các công nghệ được sử dụng cũng khá đa dạng, từ các công nghệ phát triển web, ứng dụng đến các công nghệ phát triển cho di động. Các sản phẩm phần cứng tuy còn đơn giản nhưng ý tưởng rất tiềm năng, có ý nghĩa thực tiễn như: Thùng rác thông minh, hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn, …

* Bảng D3 – học sinh THPT có 46 sản phẩm dự thi (13 sản phẩm phần mềm, 33 sản phẩm phần cứng:

Ở khối thi này các sản phẩm thể hiện sự phong phú về mặt ý tưởng cũng như nền tảng thực hiện, từ những ứng dụng đơn giản giải quyết các bài toán thường gặp của học sinh cho đến những giải pháp tổng thể cho các vấn đề trong cuộc sống. Nhiều sản phẩm hướng đến hỗ trợ người tàn tật (khiếm thính, khiếm thị). Có những sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao (Mê cung khốc liệt, UlimitedStudy.com).

Tiếp tục đổi mới nội dung

Qua 23 năm tổ chức, Hội thi luôn có những đổi mới, cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin để từng bước điều chỉnh nội dung, hình thức thi sao cho các thí sinh có những giờ phút đua tài hào hứng, thiết thực và bắt nhịp với sự phát triển chung của thế giới công nghệ. Năm nay, Hội thi tiếp tục được đổi mới và bổ sung nội dung sử dụng ngôn ngữ SCRATCH và thư viện hình ảnh/âm thanh do Hội đồng Giám khảo cung cấp để giải các bài toán theo hướng tạo ra sản phẩm sáng tạo gắn với thực tế, cụ thể:

- Bảng A: Bỏ nội dung sử dụng MS PowerPoint để tạo tệp trình diễn, bổ sung nội dung sử dụng ngôn ngữ SCRATCH và thư viện hình ảnh/âm thanh do Hội đồng Giám khảo cung cấp để giải các bài toán theo hướng tạo ra sản phẩm sáng tạo gắn với thực tế.

- Bảng B: Giảm nội dung thi thuật toán, bổ sung nội dung sử dụng ngôn ngữ SCRATCH và thư viện hình ảnh/âm thanh do Hội đồng Giám khảo cung cấp để giải các bài toán theo hướng tạo ra sản phẩm sáng tạo gắn với thực tế.

- Bảng C: tiếp tục hình thức thi tương tự cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC(ACM International Collegiate Programming Contest), với lưu ý mỗi đội có tối đa 02 thí sinh sử dụng 01 máy tính do thí sinh tự trang bị và được cài sẵn Free Pascal, DevC++, CodeBlock để giải bài toán liên quan tới thực tế với chủ đề "Đẩy hình”.

- Bảng D (Sản phẩm sáng tạo: Phần mềm, phần cứng, sản phẩm tích hợp). Khuyến khích xây dựng SPST tích hợp ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, giao thông, môi trường, nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thí sinh có thể nhờ giáo viên hoặc chuyên gia hướng dẫn để định hướng, tạo ra sản phẩm hoàn thiện hơn.

Kết thúc Hội trại Ban tổ chức sẽ trao 03 giải thưởng xuất sắc về ý tưởng, có tính sáng tạo và thuyết trình thuyết phục được Hội đồng Giám khảo và các thí sinh tham dự. Lễ tổng kết và trao thưởng sẽ diễn ra vào 10/8/2018 tại Hội trường Trung tâm Hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài những giờ phút thi tài căng thẳng ở Hội thi và Hội trại, Ban tổ chức Hội thi dành cho các thí sinh và đại biểu những chương trình hoạt động, dã ngoại phong phú, ý nghĩa: Tham quan trải nghiệm và khám phá khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ, khu di tích, danh lam thắng cảnh tại Thành phố Bà Rịa – Vũng Tầu; Giao lưu và dự tiệc chiêu đãi của UBND tỉnh, ...

Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ  năm 2018 tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ quý báu của Thành ủy, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu và các Sở, Ban, ngành liên quan. Đặc biệt Tỉnh đoàn Bà Rịa – Vũng Tầu và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và các đơn vị liên quan đã có những nỗ lực to lớn để đáp ứng yêu cầu khắt khe về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Hội thi. Hội thi nhận được sự hỗ trợ quý báu của các doanh nghiệp: Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát, Khách sạn Cao Su, …  Sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của các cơ quan, doanh nghiệp và xã hội là yếu tố then chốt, quyết định không nhỏ để Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXIV-2018 được tổ chức thành công.

Hội thi Tin học trẻ toàn quốc (tên gọi cũ là Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc) do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì và phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam tổ chức từ năm 1995. Hội thi là cuộc đua tài cấp toàn quốc quy mô lớn, truyền thống và lâu năm nhất trong lĩnh vực tin học, quy tụ đông đảo học sinh phổ thông các cấp tham dự mỗi dịp hè về, góp phần thiết thực vào việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài trẻ trong lĩnh vực CNTT cho đất nước.

Hội trại Sáng tạo - Công nghệ lần thứ nhất tại TP. Hồ Chí Minh

Để khơi dậy niềm đam mê, phát triển tư duy logic, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và thực tiễn ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, cũng như giúp các thí sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, có dịp giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau trước khi bước vào Hội thi Tin học trẻ toàn quốc, Trung tâm Phát triển khoa học, công nghệ và Tài năng trẻ - cơ quan thường trực Ban tổ chức Hội thi phối hợp với Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội trại Sáng tạo - Công nghệ lần thứ  nhất  năm 2018, tham dự Hội trại là tất cả 257 thí sinh tham dự Hội thi toàn quốc và một số thí sinh đoạt giải cao tại các kỳ thi của tỉnh thành, tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng đã có 313 thí sinh của 51 tỉnh, thành đăng ký tham gia.

Hội trại diễn ra trước chung kết Hội thi trong 03 ngày, từ ngày 05-08/8/2018, tại Trung tâm Sinh hoạt dã ngoại thanh, thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Hội trại "Xây dựng thành phố thông minh”, các thí sinh sẽ được lập theo nhóm, có hướng dẫn viên hướng dẫn theo chủ đề, được cung cấp thiết bị cần thiết để hoàn thiện sản phẩm, …
 
(Theo ictpress)

Các tin khác
BrowserSpy có khả năng õi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng...

Tại Việt Nam, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh... đây là kết quả cho tháy từ hệ thống giám sát virus của Bkav. Loại mã độc này có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook…

Gia đình bệnh nhân hạnh phúc sau thành công của ca ghép gan.

Ngày 24-7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo công bố thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên từ người cho sống.

Vĩnh biệt cha đẻ của nền vaccine Việt Nam.

Dù là khi còn trẻ hay những tháng ngày tuổi đã già, sức đã yếu, Giáo sư, Thầy thuốc nhân dân Hoàng Thủy Nguyên, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vẫn đau đáu với những vấn đề vaccine nước nhà.

VNCERT vừa phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối, xóa các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục