Dịch vụ nhân bản vô tính động vật đi vào kinh doanh chính thức ở Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/12/2018 | 8:34:26 AM

Công nghệ nhân bản vô tính tại Trung Quốc đang phát triển mạnh và thậm chí đã được thương mại hóa.

Juice là 1 chú chó khá nổi tiếng tại Trung Quốc, từng xuất hiện trong hàng loạt bộ phim và quảng cáo truyền hình. Với người chủ, Juice thực sự là bạn thân khó có thể thay thế. Và để chuẩn bị cho việc Juice có thể qua đời một ngày nào đó, người chủ đã tính đến việc nhân bản vô tính chú chó của mình, do chú chó đã được triệt sản từ nhỏ. 

Chủ của Jucie đã tới Sinogene, công ty công nghệ sinh học đầu tiên tại Trung Quốc cung cấp dịch vụ nhân bản vô tính thú cưng. Dịch vụ này đã được thương mại hóa từ năm ngoái. Với ít nhất 380.000 Nhân dân tệ, tương đương 1,28 tỷ đồng Việt Nam, người chủ mới có thể sở hữu 1 thú cưng được nhân bản vô tính.

Theo ông Mi Jidong - CEO của Công ty Sinogene, Trung Quốc: "Thị trường nhân bản vô tính trong tương lai tại Trung Quốc sẽ rất lớn, vì ngày càng có nhiều người nuôi thú cưng muốn thú cưng của mình ở bên họ lâu hơn thời gian cho phép".

Trong trường hợp của Juice, các mẫu da sẽ được thu thập từ bụng dưới của chú chó. Trong vài tuần, Sinogene sẽ tách ADN của chú chó và tiến hành thụ tinh. Trứng được thụ tinh sau đó được cấy bằng phẫu thuật vào tử cung của 1 chó mẹ mang thai hộ.

Ông He Jun - chủ của chú chó Juice - cho hay: "Khoảnh khắc mà chú chó nhân bản được đưa ra, nó giống hệt như Juice còn nhỏ vậy".

Dù công nghệ mới đang phát triển ở những giai đoạn đầu nhưng Sinogene đã lên kế hoạch mở rộng dịch vụ bao gồm cả chỉnh sửa gene. Công nghệ sinh học của Trung Quốc đang phát triển chóng mặt, trong khi nhiều nước khác có những quy định hạn chế khá chặt chẽ với lý do về đạo đức. Hiện trên thế giới, công nghệ nhân bản vô tính này vẫn đang đặt ra khá nhiều tranh cãi. Là tiềm năng hay nguy cơ, cần rất nhiều nghiên cứu và thời gian mới có thể trả lời được.
(Theo VTV)

Các tin khác
(Ảnh minh họa)

Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Đây là kết quả được đưa ra từ chương trình đánh giá an ninh mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện trong tháng 12-2018.

Ảnh minh họa

Hàn Quốc có tốc độ wifi nhanh nhất thế giới với 133,4 Megabites/giây, vượt qua các nước lớn như: Canada, Pháp và Mỹ.

Việc áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng ở Anh đang gây tranh cãi. Ảnh minh hoạ

Khách du lịch và những người mua sắm trong dịp Giáng sinh ở trung tâm London có thể đối mặt với các máy quét nhận dạng khuôn mặt khi cảnh sát chuẩn bị thử nghiệm công nghệ đang gây tranh cãi này.

Thống kê trong nước và quốc tế cho thấy tỷ lệ máy tính tại Việt Nam bị lây nhiễm mã độc vẫn đang ở mức độ rất cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục