Ông Vũ Hữu Lê - người sáng chế máy chặt cành quế theo hành trình

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/12/2020 | 7:41:59 AM

YênBái - Được ví như “nhà khoa học của nông dân”, ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái mới đây đã thành công trong nghiên cứu, chế tạo, cho ra đời một sản phẩm, đó là máy chặt cành quế theo hành trình (viết tắt là máy băm cành quế) nhằm tạo công cụ hỗ trợ cho người dân nâng cao giá trị cho các sản phẩm từ cây quế.

Ông Vũ Hữu Lê trao đổi với ông Trần Hồng Quân ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên về cách sử dụng máy băm cành quế.
Ông Vũ Hữu Lê trao đổi với ông Trần Hồng Quân ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên về cách sử dụng máy băm cành quế.


Ông Lê cho biết: "Đối với cây quế, tôi nhận thấy đây là cây có vùng nguyên liệu rộng, sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, tại vùng nông thôn, giá trị của phần cành lá quế chưa được tận thu do thiếu máy móc sơ chế, chủ yếu là bán nguyên liệu thô. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tôi dành gần 2 năm tìm hiểu, phác thảo, gia công hoàn thành máy chặt cành quế”. 

Nhận thấy trên thị trường có bán nhiều máy băm, chặt cành quế, song giá thành thường cao và chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, sử dụng hệ thống điều khiển điện tử. Vì vậy, khi thiết kế, ông Lê đặt ra mục tiêu là máy phải dễ vận hành, dễ sửa chữa, dễ ứng dụng trong gia đình và doanh nghiệp nhỏ và có độ bền cao. 

Về cơ bản máy chặt cành quế có cấu tạo giống với các loại máy chặt nông nghiệp khác, gồm khung giá đỡ, hệ thống chuyển động và hộp chứa nguyên liệu, song điểm khác biệt là để phù hợp với phần cành, lá quế, ông Lê thiết kế thêm phần trục khuỷu lên xuống theo chiều thẳng đứng để tự động đẩy phần nguyên liệu đến phần dao chặt; có hệ thống bánh răng để có thể điều chỉnh độ dài ngắn của cành lá quế theo nhu cầu của người sử dụng. Ông Lê cho biết thêm: để có được sản phẩm này, ông đã phải mất nhiều lần sửa chữa, hoàn thiện dần các chi tiết và chạy thử nghiệm nhiều lần để hoàn thiện. 

Sau hơn 5 tháng đưa vào sử dụng, chiếc máy băm cành quế đã giúp gia đình ông Trần Hồng Quân, thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên tận dụng được tối đa  phần cành lá quế sau khi thu hoạch. Ông cho biết: "Trước đây, không có máy móc hỗ trợ, nên tôi chủ yếu bán cành quế cho các cơ sở chế biến với giá vài nghìn đồng/kg. Nay nhờ có máy băm cành quế mà sản phẩm băm ra được phơi khô bán từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, giúp gia đình tôi có thêm thu nhập”. 

Với giá chỉ khoảng 40% so với các sản phẩm đang bán trên thị trường, máy chặt quế của ông Lê hiện được nhiều cơ sở, gia đình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ quế đặt mua đầu tư cho sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả khả quan. Chỉ cần một người, chiếc máy này đạt công suất từ 1,5 - 2 tấn cành băm/ngày; sản phẩm cành quế không dập nát, tỷ lệ đạt từ 90 - 95%. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị cho các sản phẩm từ quế.                                                     
Bảo Linh

Tags Vũ Hữu Lê thành phố Yên Bái cơ khí cây quế Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà phường Nam Cường

Các tin khác
Mô hình trồng thử nghiệm nấm Linh Chi trên giá thể là thân cây keo tại Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN tỉnh.

Trong năm qua, Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh đã chủ trì thực hiện 2 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng gồm: nhiệm vụ tập huấn, tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao thành tựu khao học-công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm điều hành giám sát không gian mạng của Công ty An ninh mạng Viettel (VCS).

Tổ chức Chống lừa đảo toàn cầu (Anti - Phishing Working Group – APWG) vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel là thành viên mới nhất. Đồng thời, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có sản phẩm tham gia vào tổ chức này, song hành cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.

Ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: ĐT)

Sau khi tiến hành thử nghiệm thương mại vào cuối tháng 11/2020, ngày 19/12 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức công bố vùng phủ sóng VinaPhone 5G tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nhà mạng đầu tiên được cấp phép sử dụng băng tần 5G. Ảnh minh họa

Thời gian VNPT được sử dụng băng tần 5G từ nay đến hết ngày 30/6/2021. Phạm vi phủ sóng là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục