Nhật Bản làm thịt bò wagyu bằng máy in 3D

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/10/2021 | 2:19:07 PM

Theo các nhà khoa học, cách làm này mở ra triển vọng giải quyết tình trạng thiếu hụt thực phẩm và protein trong tương lai.

Thịt bò wagyu được in 3D thành công trong phòng thí nghiệm.
Thịt bò wagyu được in 3D thành công trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học tại trường đại học Osaka, Nhật Bản đã dùng máy in 3D để tạo ra món thịt mà họ hy vọng sẽ thay thế được món thịt bò wagyu nổi tiếng của nước này.

Giáo sư Michiya Matsusaki và các cộng sự đã chiết xuất tế bào bò từ giống bò đen Nhật Bản, sau đó sử dụng máy in sinh học 3D để tạo ra các sợi cơ, mạch máu và mỡ riêng lẻ. Cuối cùng, họ tự tay ghép các sợi lại với nhau để tạo ra thịt.

"Bằng cách cải tiến công nghệ này, chúng ta không chỉ tái tạo các cấu trúc thịt phức tạp, chẳng hạn như viền mỡ xen kẽ (sashi) đẹp mắt của thịt bò wagyu, mà còn có thể thực hiện nhiều điều chỉnh tinh tế đối với các thành phần như chất béo và đạm", Michiya Matsusaki, một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết.

Chưa biết món thịt nhân tạo này mùi vị ra sao và dường như chặng đường đến các sản phẩm thương mại còn xa, tuy nhiên các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, cách làm này mở ra triển vọng giải quyết tình trạng thiếu hụt thực phẩm và protein trong tương lai.

Thịt bò wagyu nổi tiếng vì có giá cực kỳ đắt đỏ, với giá bán có thể lên tới 400 USD/kg. Ngoài ra, mỗi con bò wagyu trưởng thành cũng được bán với giá hơn 30.000 USD. Năm 2019, xuất khẩu thịt bò wagyu của Nhật Bản đã đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục 268,8 triệu USD, tăng 20% ​​so với năm 2018.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bộ ảnh được giới thiệu trong Google Doodle Ngày Trái đất năm nay.

Google Doodle năm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh cho các thế hệ mai sau.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục