Phát hiện cặp "quái vật" cung cấp kho vàng, bạch kim cho vũ trụ

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/11/2021 | 8:57:55 AM

Các nhà khoa học đã phát hiện ra thứ đủ mạnh mẽ để cung cấp vàng và bạch kim trên Trái Đất cũng như trong mọi thế giới khác của vũ trụ

Việc tìm ra thứ gì đủ mạnh mẽ đế cung cấp cho các thế giới những kim loại quý là câu hỏi mà các nhà vũ trụ học cố giải đáp trong thời gian qua. Để một nguyên tố nặng như vàng, bạch kim ra đời, các proton trong nguyên tử cần được ép dưới một năng lượng khổng lồ.


Trước đây có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.



Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học New Hampshire, Mỹ đã khẳng định giả thuyết thứ nhất là hợp lý, dựa trên sự so sánh sản lượng kim loại nặng giữa mô hình 2 dạng hợp nhất.

Sao neutron vốn đã mạnh, vì vậy sự va chạm và hợp nhất 2 "quái vật" đồng dạng sẽ càng tạo ra một trường năng lượng khủng khiếp hơn, ép các proton trong nguyên tử lại nhau để tạo nên các nguyên tố nặng. Năng lượng càng mạnh càng tạo ra thứ nặng hơn, mà đỉnh điểm là vàng và bạch kim.

Nguồn gốc từ vụ hợp nhất sao neutron và lỗ đen bị loại bỏ vì lý do đơn giản: dù cũng là 2 "quái vật" siêu năng lượng, nhưng mô hình cho thấy lỗ đen rất có thể sẽ phóng ra tia lửa và phun mất các kim loại nặng trước khi nuốt chửng luôn sao neutron.

Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic. Một sao neutron có khối lượng ít nhất 1,1 cho đến 3 lần khối lượng Mặt trời. Khối lượng lớn nhất của một sao neutron từng được quan sát là 2,01 lần Mặt Trời.

Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.

Sao neutron vốn nhỏ bé nhưng là "quái vật" ngoại hạng của vũ trụ. Nó thường là sản phẩm từ 2 lần chết đi của một ngôi sao khổng lồ. Sao neutron gom góp siêu năng lượng từ vật thể sống trước đó để trở thành một thứ nhỏ bé nhưng mang siêu năng lượng, với từ trường mạnh khoảng 1 tỉ lần Trái Đất.

Trong thực tế, nó đủ mạnh để uốn cong đáng kể bức xạ từ ngôi sao trong một quá trình được gọi là thấu kính hấp dẫn, cho phép các nhà thiên văn cho thấy một số mặt sau của ngôi sao.

(Theo kienthuc.net)

Các tin khác
Khi sao Diêm Vương lạnh hơn, bầu khí quyển sẽ dần đóng băng trở lại bề mặt và “biến mất”.

Các nhà khoa học phát hiện, bầu khí quyển của sao Diêm Vương đang trải qua một sự biến đổi kỳ lạ.

Lõi trong của Trái Đất là một thế giới hoàn toàn khác biệt so với hiểu biết trước đây - Ảnh minh họa từ Shutterstock.

Nơi bấy lâu bị tưởng là "khối sắt nhàm chán" sâu bên trong Trái Đất có thể là một thế giới rất phúc tạp, nghiên cứu từ Đại học Hawaii (Mỹ), khẳng định.

CEO Mark Zuckerberg tuyên bố đổi tên công ty thành Meta

Tương tự như Google khi lập ra Alphabet, Facebook đã quyết định đổi tên công ty thành Meta, khẳng định sẽ là vũ trụ ảo đầu tiên trên thế giới.

Nhà nghiên cứu Từ Quang Huy và mảnh hóa thạch cá sứt môi vảy sườn. (Ảnh: Chinanews).

Mới đây, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Từ Quang Huy thuộc Viện nghiên cứu động vật có xương sống cổ đại và người cổ đại trực thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc đã khai quật được hóa thạch loài cá sứt môi vảy sườn lâu đời nhất thế giới với niên đại cách đây 244 triệu năm thuộc kỷ Trias tại Lạc Bình, Vân Nam (Trung Quốc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục