Học sinh trung học phát hiện ngôi sao bị hố đen làm thịt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/1/2022 | 3:31:26 PM

Hai học sinh trung học Mỹ giúp khám phá ngôi sao từng bị hố đen gần đó nuốt chửng nhờ nghiên cứu dữ liệu từ kính viễn vọng cũ.

Hình ảnh mô phỏng sự kiện hố đen làm thịt sao.
Hình ảnh mô phỏng sự kiện hố đen làm thịt sao.

Khi nghiên cứu kho dữ liệu cũ được thu thập từ những năm 1980 bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến VLA tại Đài thiên văn Quốc gia Karl G. Jansky ở bang New Mexico (Mỹ), Ginevra Zaccagnini và Jackson Codd, hai thực tập sinh tại Đại học Harvard phát hiện nguồn sáng trong không gian được đặt tên là J1533 + 2727.

J1533 + 2727 phát sáng vào khoảng giữa những năm 1990 nhưng mờ đi vào năm 2017.

Dựa vào các thông tin này, nhà thiên văn học Vikram Ravi tại Viện Công nghệ California và các cộng sự kết luận J1533+2727 là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). TDE xảy ra khi lực hấp dẫn của một hố đen xé nát một ngôi sao ở quá gần thành sợi như mì ống vũ trụ.

Khi xảy ra, nó sẽ giải phóng một vệt sáng có cường độ lớn đến nỗi các nhà thiên văn học có thể phát hiện được, dù chúng cách xa hàng triệu năm ánh sáng.

Hố đen trong trường hợp trên được cho là siêu hố đen, nằm ở trung tâm của một ngân hà cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng. 

TDE hiện được coi là một phương tiện tương đối giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách hố đen hoạt động. Tới nay, mới chỉ 100 TED được phát hiện và J1533+2727 là lần thứ 2 một TED được phát hiện thông qua sóng vô tuyến.

"Đây là phát hiện đầu tiên về một TDE trong vũ trụ tương đối gần, cho thấy những TDE vô tuyến này có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ trước đây", ông Ravi cho hay. 
(Theo VTC)

Các tin khác
Ăngten nano huỳnh quang được sử dụng trong nghiên cứu protein.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Montreal (UdeM) tạo ra ăngten nano nhỏ hơn sợi tóc 20.000 lần để theo dõi chuyển động của protein.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID.

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh triển khai công tác chuyển đổi số nhằm tăng cường các giải pháp phục vụ, hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Bác sĩ phẫu thuật ghép trái tim lợn biến đổi gene cho bệnh nhân đầu tiên, tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ, ngày 7/1.

Các bác sĩ Trung tâm Y tế Đại học Maryland thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép trái tim lợn cho người đầu tiên trên thế giới.

Ảnh mô phỏng nhóm các hành tinh cô đơn

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện nhóm 70 hành tinh cô đơn trong dải Ngân hà mà không có sao trung tâm. Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn học thế giới tìm thấy những hành tinh dạng này, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng hiếm gặp vì số lượng lớn của chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục