Nhờ phương pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân, nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ đã cải thiện đáng kể các triệu chứng, có chất lượng giấc ngủ, nhu động ruột, hành vi và ngôn ngữ đều tốt hơn.
|
Ảnh minh họa.
|
Trung Quốc đã khởi động một chương trình nghiên cứu quy mô lớn về cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT) cho trẻ em mắc chứng tự kỷ.
Hơn 10 bệnh viện trên khắp cả nước đang tham gia nghiên cứu và các nhà nghiên cứu đang kêu gọi gia đình có con mắc chứng tự kỷ tình nguyện tham gia.
Tháng 6 năm ngoái, Bệnh viện Nhân dân số 10 Thượng Hải đã thực hiện FMT với hơn 100 trẻ em mắc chứng tự kỷ. FMT giúp thay thế một số vi khuẩn "xấu" trong ruột kết bằng vi khuẩn "tốt."
Kết quả sơ bộ cho thấy khoảng 60% trẻ tự kỷ có các triệu chứng về đường tiêu hóa đã cải thiện đáng kể các triệu chứng sau khi được cấy ghép, với chất lượng giấc ngủ, nhu động ruột, hành vi và ngôn ngữ đều tốt hơn.
Yang Rong, bác sỹ nhi khoa Bệnh viện Nhân dân số 10 Thượng Hải, cho biết nhiều trẻ tự kỷ có các biểu hiện về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và dị ứng thực phẩm.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng sự suy giảm hệ vi sinh vật đường ruột có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của chứng tự kỷ.
Bác sỹ Yang cho biết bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu để khám phá FMT với nhiều mẫu hơn và loại trừ hiệu ứng của giả dược.
Theo các nhà khoa học, tham gia đợt điều trị kéo dài 4 tháng này, một cậu bé 13 tuổi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ lúc 3 tuổi thể hiện tâm trạng ổn định hơn sau tháng đầu tiên.
Sau tháng thứ hai, logic trong kỹ năng nói của em này đã được cải thiện đáng kể. Sau tháng thứ tư, em đã có thể viết và gửi một tấm thiệp cho bác sỹ của mình.
Hơn 10 bệnh viện khác ở Thượng Hải, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Quảng Đông và Hải Nam đã tham gia chương trình nghiên cứu này.
Các tình nguyện viên phải từ 3 đến 13 tuổi và có các triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc dị ứng thực phẩm.
Các triệu chứng này phải kéo dài trong ít nhất 6 tháng và xuất hiện trong ba tháng trước khi các em tham gia đợt điều trị.
(Theo Vietnam+)
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người cổ đại Châu Phi đã trao đổi hạt làm từ vỏ trứng trên một địa bàn rộng lớn, tạo thành một mạng lưới kết nối tồn tại hàng thiên niên kỷ.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận bất tương hợp nhóm máu từ người vợ cho chồng. Thành công của cuộc ghép mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh bị suy thận mạn giai đoạn cuối.
Chỉ sau hơn 20 phút kể từ khi được ghép vào cơ thể một bệnh nhân chết não, hai quả thận lợn đã hoạt động bình thường với chức năng lọc máu, đào thải nước tiểu.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa phát hiện tại Khu bảo tồn Phong Điền (huyện Phong Điền) một loài thực vật (hoa) chưa từng thấy ở Việt Nam.