Robot thông minh làm ''bảo mẫu'' chăm sóc phôi thai trong tử cung nhân tạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/2/2022 | 10:10:47 AM

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một hệ thống robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để chăm sóc phôi thai trong tử cung nhân tạo với hiệu quả mà con người không thể đạt được.

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo đài Sputnik, mục tiêu chính của hệ thống là tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi cấy phôi động vật dùng cho các mục đích khoa học, nhưng về lý thuyết, hệ thống này có thể được sử dụng cho phôi người.

Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kỹ thuật Y sinh.

Các nhà khoa học tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Y sinh Tô Châu đã thử nghiệm hoạt động của robot trên phôi chuột. Tử cung nhân tạo do viện này phát triển gồm một số khoang chứa hỗn hợp chất dinh dưỡng mà phôi được đặt vào đó. Trước đây, các nhà nghiên cứu phải theo dõi, ghi lại tình trạng của phôi và điều chỉnh hoạt động của robot thủ công.

"Bảo mẫu” robot AI sẽ theo dõi các phôi thai suốt ngày đêm, tạo ra những hình ảnh siêu rõ nét về phôi thông qua một hệ thống cảm biến và thấu kính, cũng như điều chỉnh nhiệt độ, nguồn cung cấp không khí, nước và dinh dưỡng theo thời gian thực. AI cũng biết phôi nào phát triển không thuận lợi hoặc chết để có thể kịp thời loại bỏ khỏi tử cung nhân tạo.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ này sẽ giúp ích trong nghiên cứu phát triển bào thai và hình thành dị tật bẩm sinh.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã đạt tiến bộ rõ ràng trong tạo ra tử cung nhân tạo hoàn chỉnh. Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh đã có thể đưa một trứng khỉ thụ tinh đến giai đoạn hình thành cơ quan mà không cần cơ thể mẹ. Các nhà sinh vật học Israel cũng đã nuôi cấy thành công phôi của chuột đến nửa thai kỳ.

Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng liên quan đến trẻ sơ sinh vẫn là chặng đường xa. Hiện nay, công nghệ tử cung nhân tạo là công cụ để giải quyết tình trạng sinh non bằng cách không giữ phôi thai trong môi trường mở mà trong điều kiện mô phỏng tử cung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghiên cứu cần làm để thực hiện quá trình này.

Ông Matt Kemp, Giám đốc phòng thí nghiệm về thai nghén tại Tổ chức Nghiên cứu Phụ nữ & Trẻ sơ sinh cho rằng việc đưa sản phẩm này vào ứng dụng lâm sàng sẽ vô cùng khó khăn.

(Theo tintuc)

Các tin khác
Dấu chân chim mới được phát hiện. (Nguồn: diariomarca.com.mx)

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Mexico và tìm thấy số lượng dấu chân chim đa dạng nhất từ trước tới nay tại một khu vực nằm gần bờ biển cổ của Coahuila.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một quần thể giông bão có chứa một tia sét đơn dài nhất theo phương nằm ngang tại Mỹ vào ngày 29/4/2020. Ảnh: AP

Tia sét dài nhất thế giới được ghi nhận ở Mỹ, quét qua các bang Texas, Louisiana và Mississippi với độ dài lên tới 768km.

Khi một tế bào miễn dịch đang nghỉ ngơi bị nhiễm HIV tiềm ẩn được kích hoạt trở lại, tế bào bắt đầu tạo ra các virion HIV (màu đỏ) nảy chồi và giải phóng ra khỏi tế bào (màu xanh lam).

Một nghiên cứu quốc tế đã phát hiện bằng chứng về việc Keytruda có thể đảo ngược khả năng ẩn náu của virus trong tế bào của người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc chống virus retro.

Công ty mẹ của Facebook đang phát triển siêu máy tính để phục vụ các dự án AI.

Khi được hoàn thiện vào cuối năm nay, siêu máy tính phục vụ trí tuệ nhân tạo của Meta có thể thực hiện 5 tỷ tỷ phép tính mỗi giây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục