Trái đất nóng lên ở mức kỷ lục 0,2 độ C mỗi thập kỷ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/6/2023 | 8:20:35 AM

Từ năm 2013 đến năm 2022, tình trạng nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã gia tăng với tốc độ chưa từng có với trên 0,2 độ C trong mỗi thập kỷ.

Lượng phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm lên tới 54 tỷ tấn trong thập kỷ qua, 1.700 tấn mỗi giây.
Lượng phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm lên tới 54 tỷ tấn trong thập kỷ qua, 1.700 tấn mỗi giây.

Đây là báo cáo trong một nghiên cứu đánh giá ngang hàng nhằm vào các nhà hoạch định chính sách.

Lượng khí thải trung bình hàng năm trong cùng thời kỳ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 54 tỷ tấn CO2 hoặc tương đương với các loại khí khác, tức khoảng 1.700 tấn mỗi giây.

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ "đối mặt" với dữ liệu mới tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 vào cuối năm nay tại Dubai, nơi các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc sẽ đánh giá tiến độ hướng tới các mục tiêu nhiệt độ của Thỏa thuận chung Paris 2015.

Những phát hiện này dường như đóng lại cánh cửa hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo mục tiêu 1,5oC trong Thỏa thuận chung Paris 2015, từ lâu đã được xác định là ngưỡng bảo vệ cho một thế giới tương đối an toàn về khí hậu, mặc dù thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi những tác động nghiêm trọng.

Tác giả chính Piers Forster, giáo sư vật lý tại Đại học Leeds, cho biết: "Mặc dù chúng ta chưa đạt đến mức nóng lên 1,5oC, nhưng "ngân sách carbon (lượng khí thải nhà kính mà con người có thể thải ra mà không vượt quá giới hạn đó) có thể sẽ cạn kiệt chỉ sau vài năm tới".

"Ngân sách carbon" đã giảm một nửa kể từ khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) thu thập dữ liệu cho báo cáo chuẩn gần đây nhất vào năm 2021, theo ông Forster và các đồng nghiệp, nhiều người trong số họ là những người đóng góp cốt lõi cho IPCC.

Theo báo cáo, để có cơ hội mức nhiệt toàn cầu không tăng quá ngưỡng 1,5oC, lượng khí thải carbon dioxide, methane và các tác nhân gây nóng lên khác được tạo ra chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch không được vượt quá 250 tỷ tấn (Gt).

Cải thiện tỷ lệ chênh lệch thành 2/3 hoặc 4/5 mức trên sẽ làm giảm lượng carbon cho phép đó xuống chỉ còn 150 Gt và 100 Gt.

Theo tính toán của IPCC, việc duy trì các mục tiêu nhiệt độ ở Thỏa thuận chung Paris 2015 có hiệu quả sẽ yêu cầu cắt giảm ô nhiễm CO2 ít nhất 40% vào năm 2030 và loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm khí thải này vào giữa thế kỷ.

Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo sự gia tăng nhiệt độ đáng kinh ngạc trên các khu vực đất liền - không bao gồm các đại dương - kể từ năm 2000.

Nghiên cứu cho biết: "Nhiệt độ tối đa trung bình hàng năm trên đất liền đã ấm lên hơn 0,5oC trong mười năm qua (1,72oC so với thời kỳ tiền công nghiệp) so với thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ (1,22oC)".

Các đợt nắng nóng kéo dài hơn và dữ dội hơn sẽ gây ra mối đe dọa sinh tử trong những thập kỷ tới trên khắp các vùng rộng lớn ở Nam và Đông Nam Á, cùng với các khu vực nằm trên đường xích đạo ở châu Phi và châu Mỹ Latin, nghiên cứu gần đây cho thấy.

Được công bố trên tạp chí Earth System Science Data, nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên trong một loạt các đánh giá định kỳ sẽ giúp lấp đầy khoảng trống giữa các báo cáo của IPCC, được phát hành trung bình sáu năm một lần kể từ năm 1988.

(Theo VTV)

Các tin khác
Đồng chí Vũ Xuân Hợi – Giám đốc Sở KH&CN bàn giao nhiệm vụ KH&CN đã kết thúc cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Ngày 8/6, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái tổ chức Hội nghị bàn giao sản phẩm, kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) đã kết thúc, nghiệm thu năm 2022.

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, cá chạch bùn hay còn gọi là cá chạch sụn phân bố tự nhiên ở miền Bắc, miền Trung. Trong tự nhiên, cá chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

TS Ngô Thị Thúy Hường nhận giải thưởng.

TS Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự tại Trường Đại học Phenikaa vừa được trao giải King of Thailand Awards (Nhà vua Thái Lan) cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ Vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm.

Minh họa da robot.

Da điện tử dùng cho robot do nhóm chuyên gia tại Đại học Stanford phát minh có thể tự lành trong 24 giờ khi được làm ấm 70 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục