Hóa thạch được khám phá ở Peru cho thấy loài động vật đã tuyệt chủng này có thể nặng từ 80 đến 340 tấn - khối lượng nặng hơn cả cá voi xanh.
|
Tranh minh họa loài Perucetus colossus.
|
Xương hóa thạch của một sinh vật biển cổ đại cách đây 40 triệu năm có thể thuộc về loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất. Các thợ săn hóa thạch phát hiện ra tàn tích của loài cá voi khổng lồ đã tuyệt chủng từ lâu trong một khối đá ở sa mạc Ica, miền nam Peru. Các nhà nghiên cứu tin rằng những con trưởng thành hoàn toàn có thể nặng tới hàng trăm tấn.
"Nó rất khác với bất kỳ thứ gì tôi từng thấy trước đây”, ông Alberto Collareta, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Pisa (Ý), người đã làm việc trực tiếp với hóa thạch, cho biết. "Đây là bộ xương động vật có vú nặng nhất, thậm chí có thể là động vật có xương sống nặng nhất trong lịch sử Trái đất”.
Cho đến nay, cá voi xanh vẫn được coi là loài động vật có kích thước cơ thể lớn nhất thế giới. Nhưng các nhà khoa học tin rằng loài mới, được đặt tên là Perucetus colossus theo quốc gia xuất xứ và kích thước khổng lồ của nó, có thể từng lớn hơn và nặng hơn cả cá voi xanh. Mặc dù chỉ dài 20 mét, nhưng bộ xương của P.colossus nặng gấp hai đến ba lần so với bộ xương một con cá voi xanh dài 25 mét bởi vì cấu trúc xương của nó đặc hơn. Họ ước tính khối lượng cơ thể của loài này sẽ rơi vào khoảng 85 đến 340 tấn.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi so sánh 13 đốt sống, 4 xương sườn và một xương hông của P. colossus với xương của các họ hàng cá voi khác. Ngoài kích thước khổng lồ của nó, P. colossus dường như đã có chi trước để đi bộ dưới đáy biển và chi sau nhỏ hơn.
Xuất bản trên tạp chí Nature, nghiên cứu của ông Collareta và các đồng nghiệp đã mô tả cách hóa thạch được phát hiện cách đây 13 năm. Không giống như hầu hết các loài cá voi khác có bộ xương tương đối nhẹ và có thể săn mồi là các sinh vật biển di chuyển nhanh, P. colossus có khung xương nặng hơn, có nhiều khả năng là loài ăn xác chết và bơi chậm.
Ông Amson cho biết phát hiện này cung cấp những hiểu biết quan trọng về các loài có vú sơ khai khổng lồ, đồng thời nói thêm rằng trong khi cá voi xanh và tổ tiên của chúng thường được tìm thấy ngoài đại dương, thì loài động vật mới này lại sinh sống ở vùng nước nông ven biển.
Ông Travis Park, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), tin rằng phát hiện này cho thấy động vật biển có vú đã có khối lượng cơ thể cực lớn sớm hơn khoảng 30 triệu năm so với quan niệm trước đây. "Phát hiện này chứng tỏ chúng ta vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về khả năng các loài giáp xác trước khi chúng tiến hóa thành các nhóm hiện đại”, ông Park nói.
(Theo TP)
Các nhà khoa học Nga đã trồng thành công dưa hấu ở một nơi không tưởng: Nam Cực. Kỳ tích nông nghiệp này là một phần của thí nghiệm tại Trạm Vostok, một trạm nghiên cứu quanh năm của Nga nằm ở Cực Lạnh, được đặt tên như vậy vì nó được phân loại là nơi lạnh nhất trên Trái đất, nơi nhiệt độ được ghi nhận từng đạt tới mức - 89,2 độ C.
Nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trên toàn cầu đạt 20,96 độ C vào ngày 30/7, phá vỡ kỷ lục trước đó là 20,95 độ C ghi nhận vào tháng 3/2016.
Với những cập nhật chính sách mới của Google, người dùng có thể gỡ bỏ hình ảnh cá nhân phản cảm của mình bị đăng tải trái phép trên không gian mạng.
Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau: