Chương trình quốc gia bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/1/2025 | 7:56:39 AM

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cá thể chim đại bàng thuộc loại động vật hoang dã quý hiếm đang được lực lượng kiểm lâm tỉnh Tây Ninh chăm sóc.
Cá thể chim đại bàng thuộc loại động vật hoang dã quý hiếm đang được lực lượng kiểm lâm tỉnh Tây Ninh chăm sóc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Chương trình phấn đấu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể; đến năm 2030, đảm bảo ít nhất 03 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tiếp tục được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường, nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đe dọa và tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ

Nhiệm vụ của Chương trình gồm: điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Giải pháp thực hiện Chương trình là hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường năng lực về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài ra, cần huy động nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4 dự án, nhiệm vụ ưu tiên

Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện 4 dự án, nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm nhân nuôi, tái thả phục hồi quần thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị đe dọa tuyệt chủng.

Xây dựng các kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có nguy cơ tuyệt chủng cao.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự ra đời của Nghị Quyết 57 phản ánh sự phù hợp giữa tư duy, nhận thức của Đảng ta với thực tiễn sinh động trước yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Cáp quang biển IA được xác định là gặp sự cố vào ngày 26-12-2024, gây mất dung lượng kết nối đi Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore trên tuyến.

Ảnh minh họa

Từ ngày 1/1/2025, tất cả nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm trước khi thải bỏ theo Luật Bảo vệ môi trường.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục