Năm 2010: Sẽ có giấy phép điện tử

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/9/2008 | 12:00:00 AM

Khi triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin (ƯD CNTT) trong các cơ quan Nhà nước (CQ NN), công dân có thể gửi hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan công quyền qua mạng và nhận lại giấy phép điện tử.

TS. Nguyễn Thành Phúc:
TS. Nguyễn Thành Phúc: "Sẽ có trung tâm tích hợp dữ liệu để chia sẻ thông tin, tất nhiên trong quyền hạn được phép".

Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT – TT) khi trao đổi với phóng viên báo chí về những tiện ích khi ƯD thành công CNTT trong các CQ NN.

-Xin ông cho biết của kế hoạch ƯD CNTT trong các CQ NN giai đoạn 2009 – 2010 định hướng tập trung vào những vấn đề gì?

- Kế hoạch ƯD CNTT trong các CQ NN giai đoạn 2009 – 2010 tập trung vào 3 định hướng lớn.

Thứ nhất là ƯD CNTT để chuyển đổi phong cách làm việc, từ cách truyền thống dựa trên giấy tờ trong các CQ NN sang cách làm việc dựa trên văn bản điện tử và môi trường mạng.

Thứ hai, ƯD CNTT để đổi mới việc cung cấp thông tin và dịch vụ công. Với môi trường hiện nay, để có được thông tin dịch vụ công, người dân phải đến gặp các cơ quan công quyền, nhiều lần, nhiều cửa.

Tuy nhiên, với môi trường mạng và ƯD CNTT, chúng ta có thể hình thành những điểm giao dịch 1 cửa trên mạng, như cổng thông tin điện tử. Qua đó, người dân có thể truy nhập vào các thông tin của các CQ NN và mức cao hơn nữa là sẽ tiến hành tải về những biểu mẫu cần khai báo khi đến đăng kí hay xin phép tại cơ quan công quyền. Bước cao hơn là có thể gửi hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan công quyền qua mạng. Và đặc biệt là người dân có thể nhận được giấy phép ngược lại qua mạng. Đây chính là hình thức giấy phép điện tử.

Hướng lớn thứ 3 là ƯD CNTT để quản lý các tài nguyên thông tin. Chúng ta đang hướng tới xã hội thông tin. Trong đó, tài nguyên thông tin vô cùng giá trị. Tuy nhiên, tài nguyên thông tin đang được quản lý tương đối rời rạc và khi thiết lập cơ sở dữ liệu cũng cần theo những tiêu chuẩn riêng biệt của từng cơ quan, kể cả đối với các thông tin có sẵn. Vì vậy, việc tập hợp rất khó khăn.

Theo định hướng xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia của các Bộ, các tỉnh, chúng ta hoàn toàn có trung tâm tích hợp dữ liệu để mọi người đều có thể chia sẻ thông tin, tất nhiên trong quyền hạn được phép, để nhanh chóng thu thập được thông tin cần thiết.

Kế hoạch này có tính tới việc triển khai thí điểm ở Bộ hay địa phương nào không, thưa ông?

- Trong kế hoạch ƯD CNTT 2008, Thủ tướng Chính phủ đã xác định làm điểm ở 4 Bộ và 6 tỉnh - thành phố.

4 bộ gồm Bộ TT – TT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

6 tỉnh - thành phố được lựa chọn thí điểm theo từng địa bàn: phía Bắc có Lào Cai, duyên hải có Quảng Ninh, miền trung có Nghệ An, một thành phố của miền trung là Đà Nẵng, cao nguyên có Đắk Lắk, TP lớn thì có TP. Hồ Chí Minh.

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này sẽ lấy từ đâu, thưa ông?

- Theo luật ngân sách, kinh phí của địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo, kinh phí của các Bộ - ngành TW thì do ngân sách TW đảm bảo.

Tuy nhiên, có 1 số tỉnh tương đối khó khăn về kinh phí. Bộ TT - TT đã đề xuất với Thủ tướng là đối với 49 tỉnh chưa đảm bảo cân đối thu chi về ngân sách thì hỗ trợ 1 phần kinh phí để thúc đẩy hơn việc triển khai ƯD CNTT. Nhưng về cơ bản thì vẫn là do địa phương đảm bảo với phần hỗ trợ của TW.

Cụ thể,  năm 2008, với 49 tỉnh chưa cân đối được ngân sách, mỗi tỉnh được hỗ trợ 1,1 tỷ đồng.

- Kế hoạch này có tiến hành xã hội hoá để các Doanh nghiệp có được tham gia không, thưa ông?

- Thực ra, xã hội hoá là mô hình mà chúng ta rất mong muốn được hướng tới. Nhưng nó phải xuất phát từ những ứng dụng nào có thể xã hội hoá được. Đó là mong muốn nhưng phải thực hiện từng bước.

Theo tôi, trong tương lai có thể có những dịch vụ có thể xã hội hoá tốt như khi triển khai những trung tâm tích hợp dữ liệu lớn thì có thể mời các DN đầu tư xây dựng. Sau đó, họ được phép thu phí từ việc khai thác các nguồn thông tin trên đó.

- Xin ông cho biết khi nào dự thảo này sẽ được triển khai?

- Hiện nay, Bộ TT – TT đã làm đầy đủ trách nhiệm của mình. Chúng tôi đã tổ chức tham vấn các chuyên gia, các công ty trong nước, ngoài nước,  giám đốc CNTT các Bộ - ngành, địa phương và thông qua được khâu thẩm định của Bộ Tư pháp. Mọi việc hiện đã hoàn tất, Thủ tướng sẽ phê duyệt và ban hành trong thời gian tới.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh Kodak

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong thời buổi lạm phát là luôn có xu hướng muốn mua những sản phẩm có tính năng tiết kiệm. Vì vậy, Kodak vừa giới thiệu ra công chúng hai loại máy in phun rất tiết kiệm mực đó là ESP 7 và ESP 9.

Asus đã bổ sung thêm phiên bản cao cấp cho dòng netbook Eee PC của họ: N10 với màn hình 10,2 inch và hệ điều hành tùy chọn gồm Windows XP, Vista Home Basic, Vista Home Premium, Vista Business và Vista Ultimate.

T7-HSG của Tranquil PC (Anh) sử dụng Atom 330.

Intel kết thúc giai đoạn đơn lõi của dòng vi xử lý tiết kiệm điện năng bằng phiên bản Atom 330 với giá 40 USD trên thị trường trong tháng này.

Chuyên gia phân tích Michael Cherry của Directions on Microsoft xác nhận, phiên bản thử nghiệm Windows 7 đã có tên trong lịch trình sự kiện của Hội nghị các nhà phát triển ứng dụng chuyên nghiệp (PDC).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục