Ông ngoại tôi

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2017 | 1:55:18 PM

YBĐT- Ông tôi và những người cùng thời đã sống vì lý tưởng: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp giải phóng loài người”.   

Cuộc đời ông ngoại tôi đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Như những người thanh niên cùng thời, ông dành trọn tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bà tôi kể, mười bốn tuổi ông đã thoát ly gia đình, xung phong gia nhập đội du kích của làng, làm liên lạc và hỗ trợ công tác tuyên truyền về chính sách của Đảng.

Mười tám tuổi, ông đã đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ông cùng đồng đội đã giành thắng lợi trong Chiến dịch Biên giới. Nửa đầu những năm 50 của thế kỷ trước, ông là một trong những người lính được điều sang Lào cùng bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào thắng lợi. Những năm khói lửa và điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh có thể là nguyên nhân khiến đôi mắt mờ dần nhưng ông vẫn khắc phục khó khăn và tự mình làm mọi việc như một người bình thường.

Ông từng được gặp Bác Hồ hai lần khi Bác đến thăm đơn vị trên đường đi công tác. Ông kể, Bác đến bắt tay và ôm từng người một, thân thiết và giản dị như người cha già đến thăm các con. Ông bảo, lúc ấy, ai cũng vui vẻ và hạnh phúc vì được gặp Bác ngoài đời thực. Có lẽ, giữa chiến trường khốc liệt, đối với những người lính thì một trong những niềm hạnh phúc nhất bên cạnh những bức thư từ gia đình chính là được gặp Bác, dù chỉ một lần.

Một thời tưởng như đã xa, chỉ còn trong sử sách nhưng vẫn còn sống mãi cùng những người như ông tôi. Qua những câu chuyện ông kể, tôi thêm trân trọng lịch sử hào hùng mà ông tôi cùng với bao đồng đội đã hy sinh bao xương máu, thêm yêu áng văn về những người lính anh dũng mà hào hoa nơi chiến trường ác liệt.

Ông tôi đã ra đi trong một buổi sáng mùa đông lạnh giá vì tuổi cao nhưng chắc hẳn, lòng ông ấm áp và thanh thản vì đã sống cho Tổ quốc, một đời được xóm giềng, bạn bè yêu quý, con cháu kính trọng, đằng sau những tấm huân chương kia là một đời cuộc thật ý nghĩa.

Ông tôi và những người cùng thời đã sống vì lý tưởng: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp giải phóng loài người”.        

Trần Thị Việt Trinh

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục