Tay tìm, tay níu

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/9/2017 | 7:14:15 AM

Các cậu có biết tại sao lại có những kẽ hở giữa các ngón tay không? Đó là vì bàn tay nào cũng cần được lấp đầy bằng một bàn tay khác… Nếu hỏi tôi ý nghĩa của yêu thương, sao lại chỉ có thể đếm qua đôi bàn tay, tôi có thể chứng minh với các cậu, cái nắm tay có nhiều ý nghĩa khác nữa.

Tuổi học trò.
(Ảnh: Hoàng Đô)
Tuổi học trò. (Ảnh: Hoàng Đô)

Thuở bé khi hứa với ai điều gì, các cậu có nhớ về ngón út không? Ta móc ngón út vào nhau, ta mỉm cười, bỗng giây phút đó ta thấy mình thật chân thành. Lời hứa dẫu có thực hiện được hay không thì hành động đó đưa ta về ngày thơ bé trước, nói được thì làm được, cố gắng hoàn thành lời hứa vì sợ chúng bạn "bo bo xì”.

Mẹ nắm chặt tay con, dắt con đi đến trường trong ngày đầu tiên đi học. Dáng con bé nhỏ, để nắm được tay con mẹ phải luôn cúi người thấp xuống. Cứ thế, những năm tháng học trò của con bắt đầu, cái nắm tay của mẹ là bằng chứng của sự bảo vệ lặng lẽ từ xa trong những năm tháng con tìm hiểu cuộc đời. Bé con của mẹ sẽ lớn lên nhưng không bao giờ quên được con đã được đưa đến thế giới này, học thêm nhiều kiến thức, khôn lớn nhờ cái nắm tay của mẹ…

Nếu hồi nhỏ bố nắm tay cậu nhưng lại chỉ nắm nhẹ cổ tay. Đó có lẽ là vì bố sợ bàn tay thô ráp của mình sẽ làm đau những mầm măng yếu đuối của cậu. Bố không muốn làm đau cậu dù trong hành động nhỏ bé nhất. Nên cái nắm cổ tay đó gần như một lời hứa sẽ bảo vệ cậu, yêu thương cậu mãi mãi.

Khi bạn bè đang trong một tình cảnh khó khăn, đau đớn, cậu sẽ siết chặt tay bạn mình, cứ thế đứng cạnh bên trong im lặng. Cái siết tay như lời nói: "Còn tôi ở đây, xin đừng lo lắng!”. Và cũng từ đó, ta biết lúc nào ta cũng có bạn bè bên cạnh, sẻ chia mọi nỗi buồn hay hạnh phúc, bằng một cái siết tay thật chặt những lúc chơi vơi.

Một ngày, một người lớn tuổi trong nhà đến lúc phải lìa bỏ trần gian về cõi vĩnh hằng. Cái nắm tay của con cháu bên cạnh giường bệnh như một lời đưa tiễn thật buồn. Nước mắt lúc này là dấu hiệu của sự bất lực trước thời gian, không yêu thương nào đủ sức níu giữ lại cả. Chỉ biết rằng, cái nắm tay giữa các thế hệ là nhịp cầu truyền yêu thương từ đời này sang đời khác, là chứng minh cho những dạy dỗ, khuyên răn còn vẹn nguyên giá trị, dẫu ai đó phải đến lúc ra đi.

Cái níu tay trong ngày một người phải đi tìm mơ ước. Có thể những ngày còn nhau, không bao giờ một người dám thổ lộ điều gì. Chỉ đến lúc rời xa, hẹn ngày gặp lại, dù không nói gì nhưng cái níu tay đã nói hết tiếng lòng trong nhau. Rằng một người sẽ đi và một người sẽ đợi, đợi mãi đến lúc được tương phùng…

Tất cả những an nhiên của cuộc sống này, đều đến với chúng ta qua hơi ấm bàn tay. Nhưng vì ta còn mãi e ngại những điều gì đó không hiểu rõ, mà đã lỡ mất nhiều lần những dịp cầm tay. Tôi hay các cậu, không bao giờ có thể sống một mình. Vì vậy, trên con đường đời, chúng ta cần lắm những bàn tay để cùng đi tới. Người này chìa tay cho người kia lúc khổ sở, người này nắm tay dìu người kia lúc vấp ngã… Chỉ cần các cậu biết yêu thương, những cái nắm tay sẽ chợt có phép màu!
"Tay tìm tay, rồi níu tay…” - Hamlet Trương.

Phạm Mai Phương (Lớp 8C, THCS Lê Hồng Phong)

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục