Đam mê của cậu bé 10 tuổi

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/1/2018 | 7:03:40 AM

YBĐT - Trong khi những đứa trẻ ở thời công nghệ chỉ thích chúi đầu vào điện thoại thông minh, máy tính, ipad hay những trò chơi đắt tiền thì cậu bé 10 tuổi Bùi Trí Dũng (thành phố Yên Bái) lại có niềm đam mê đặc biệt với nhạc cụ. Bắt đầu tập ghi-ta năm 8 tuổi, đến nay, tự mày mò học hỏi, Dũng đã đánh được trên 20 bản ghi-ta trong đó có cả những bản Ballad khó nhằn.

Em Bùi Trí Dũng có niềm đam mê đặc biệt với các nhạc cụ.
Em Bùi Trí Dũng có niềm đam mê đặc biệt với các nhạc cụ.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống về âm nhạc khi bố Dũng là giáo viên Khoa Nhạc cụ, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, cứ thế đam mê đến với Dũng qua những âm thanh, bản nhạc của bố từ bé. 

Bố Dũng - anh Bùi Quốc Huy tâm sự: "Lên 3 tuổi, cháu đã bắt đầu biết lắc lư, vỗ tay theo đúng nhịp với các bản nhạc đàn, sáo dân tộc mà tôi chơi hàng ngày. Lớn hơn chút, thấy cháu hay tò mò, nghịch ngợm các nhạc cụ, tôi mới bắt đầu tập cho cháu tìm hiểu về các nhạc cụ. Cháu tiếp thu rất tốt, hiểu và học rất nhanh”.
 
8 tuổi, Dũng bắt đầu tập ghi-ta. Đối với một đứa trẻ, việc học ghi-ta khá khó khăn bởi nó đòi hỏi tính tập trung và kiên nhẫn khá cao khi phải nắm vững nhạc lý về âm thanh. 

Bên cạnh đó, giai đoạn ban đầu sẽ thấy đau nhức, thậm chí chảy máu các đầu ngón tay bởi việc phải bấm phím. Nhưng với niềm đam mê và kiên trì luyện tập, các ngón tay dần chai đi và mất cảm giác, rồi Dũng cũng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 
Niềm vui sướng khi bản nhạc ghi-ta đầu tiên mang tên "Happy Birthday” đã được đánh trọn vẹn đúng vào ngày sinh nhật 8 tuổi của Dũng như một món quà ý nghĩa dành tặng cho chính bản thân. Cho đến nay, tự mày mò học hỏi, Dũng đã đánh được trên 20 bản ghi-ta trong đó có cả những bản Ballad khó nhằn.

Ngoài ghi-ta, Dũng cũng có niềm đam mê đặc biệt với sáo bầu - một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc. Khác với các loại nhạc cụ khác, sáo bầu không có giáo trình dạy và học. Tất cả đều phải tự học, tự mày mò.
 
Để giúp con trai tập luyện, anh Huy đã mất nhiều ngày tự biên soạn thành các nốt nhạc trên giấy để cho con tập hàng ngày. Dũng tiếp thu khá nhanh, chỉ 2 tuần sau khi được bố hướng dẫn học các nốt nhạc, ký hiệu tay bên phải, bên trái…, Dũng đã có thể thổi nhưng vẫn còn bị đứt quãng.
 
Dũng tâm sự: "Để tập luyện thổi được sáo bầu, mỗi sáng dậy việc làm đầu tiên của em là uống 1 cốc nước ấm sau đó thổi đến khi nào cơ miệng căng cứng, mỏi đến nỗi không còn cảm giác thì dừng lại. Ngày nào em cũng tập vậy trong vòng 2 tháng liền. Nhờ đó, em đã học được cách lấy hơi và xông hơi. Ban đầu  chỉ thổi được 2 phút giờ em đã có thể thổi liên tục, đều hơi được 5 phút rồi đấy!”. Dũng phấn khởi khoe.
 
Em cũng cho biết, sáo bầu có hơn 10 nốt nhạc và có những nốt phải kết hợp việc bấm nhiều lỗ cùng một lúc mới có thể tạo thành một nốt. Điều đó đòi hỏi việc phải ghi nhớ và hiểu như một bản năng mới có thể thực hiện được. 

Và để thổi được sáo bầu hay thì ngoài hơi khỏe còn cần có sự kết hợp nhịp nhàng, nhanh, chính xác từ tay bấm và miệng thổi. Có như vậy mới tạo được độ luyến láy, âm trầm, âm bổng, vừa êm dịu vừa thiết tha. Chính tiếng sáo bầu đi vào lòng người ấy đã giúp Dũng giành giải A tiết mục "Tấu sáo bầu Đi học” tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục dân tộc tỉnh năm 2017.

"Cháu có thể ngồi hàng giờ bên các nhạc cụ chỉ để tự mày mò để chơi được một bản nhạc mới. Đó là niềm say mê thực sự, không phải cố gắng ép mình theo nghề của gia đình. Cháu sẽ tiếp tục rèn luyện, hoàn thiện bản thân để thực hiện ước mơ trở thành một nghệ sỹ thực thụ” - Dũng đã nói như vậy.
 
Một đứa bé 10 tuổi đã có mục đích để sống tốt hơn hiện tại có, đã có hướng để đi xa hơn, đã có niềm đam mê để cháy hết mình với nó. Hơn hết em đã tìm được niềm vui thực sự vì chính bản thân mình - niềm vui mà không phải ai cũng tìm được.

Hoài Anh

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục