Cậu bé người Mông có cha mẹ bị lũ cuốn ở Trạm Tấu vào đại học

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/10/2019 | 3:58:40 PM

YênBái - Khi cơn lũ dữ quét qua và cướp mất cha mẹ, ông bà, Thào A Khay chỉ mới 6 tuổi, chỉ biết mỗi tiếng Mông, không biết tiếng Kinh.

Thào A Khay ngày nào đã trưởng thành, vào đại học và bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính.
Thào A Khay ngày nào đã trưởng thành, vào đại học và bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính.

Thào A Khay là một trong 57 tân sinh viên thi đậu vào các trường đại học năm học 2019-2020 được Quỹ học bổng Vừ A Dính tuyên dương tại buổi họp mặt đầu năm học cho hơn 200 em học sinh dân tộc và vùng hải đảo thuộc dự án "Ươm mầm tương lai" tại Trường Phổ thông Song ngữ quốc tế Well Spring Sài Gòn diễn ra ngày 15-9. 

Thào A Khay hiện là tân sinh viên chuyên ngành Cơ khí, ĐH Công nghiệp TP.HCM. Em có hoàn cảnh khá đặc biệt khi mất cả cha lẫn mẹ, ông bà ngoại trong một cơn lũ quét kinh hoàng vào rạng sáng 28-8-2005 xảy ra tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu (Yên Bái).

Thào A Khay lúc này mới lên 6 tuổi, chưa được đến trường ngày nào, chỉ quanh quẩn bên chái nhà với vốn tiếng Mông chưa sõi và không biết tiếng Kinh. 

Biết đến hoàn cảnh của Thào A Khay được đăng tải trên báo Thanh Niên, Ban Giám hiệu Trường TH - THCS - THPT Thanh Bình (TP.HCM) đã quyết định nhận nuôi em với mong muốn được giúp đỡ, nuôi dưỡng em ăn học cho đến lúc trưởng thành. Năm lên lớp 6, Thào A Khay tiếp tục được Quỹ học bổng Vừ A Dính hỗ trợ, nhận vào dự án "Ươm mầm tương lai".

Chia sẻ tại buổi lễ, Thào A Khay bày tỏ đã xem ngôi trường Thanh Bình như ngôi nhà của mình. 12 năm học nội trú, em cùng ăn Tết và đón giao thừa cùng với thầy cô, nhân viên nhà trường. Thào A Khay nhớ lại những ngày đầu vào TP.HCM sinh sống và học tập, em cảm thấy rất hoảng loạn và khóc rất nhiều.

Ngoài ra, em không biết tiếng Kinh nên phải học tiếng suốt một năm đầu rất nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm, tận tình chỉ dạy của các cô bảo mẫu, thầy cô giáo trong trường và sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Vừ A Dính, em đã dần hòa nhập và có ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong mỏi của mọi người.

Thào A Khay chia sẻ năm 2018, em đã được về thăm nơi mình sinh ra và cảm thấy gắn bó, mong muốn sau này khi học xong sẽ về lại quê nhà, đóng góp công sức xây dựng quê hương. 

"Trong kỳ thi vừa qua, em may mắn đã đậu vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM mà em hằng mơ ước. Đó là tất cả sự nỗ lực của em nhằm đền đáp công ơn chăm lo dạy dỗ của những thầy cô, Quỹ học bổng Vừ A Dính, các mạnh thường quân đã giúp đỡ em trong hơn 12 năm qua", Thào A Khay bày tỏ.

Cũng tại buổi họp mặt, ngoài tuyên dương và trao quà của nhà tài trợ cho 57 em học sinh vừa thi đậu vào các trường đại học, Quỹ học bổng cũng tổ chức tuyên dương và trao quà 157 em đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học 2018-2019, 7 em đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic cấp thành phố và chào đón 57 em học sinh mới vào nhập học năm học 2019-2020. 

Dự án "Ươm mầm tương lai" đến nay đã có 402 em thuộc 32 dân tộc của 45 tỉnh, thành trên cả nước được thụ hưởng học bổng của dự án này, trong đó có 140 em là con chiến sĩ hải quân và con ngư dân nghèo ở các vùng biển đảo gồm Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo... Năm học 2019-2020, các trường Hồng Hà, Nhân Việt, Ngô Thời Nhiệm, Thanh Bình, Quốc Văn Sài Gòn... tiếp tục đồng hành với Quỹ học bổng Vừ A Dính cấp học bổng "Ươm mầm tương lai" cho 57 em học sinh thuộc 5 dân tộc của 11 tỉnh, thành về TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ sinh sống và học tập. 

(Theo netnews.vn)

Tags Cậu bé người Mông lũ cuốn Trạm Tấu đại học

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục