Quảng Bình: Học sinh lớp 8 sáng tạo nhiều mô hình nhà chống lũ cho người dân miền Trung

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/1/2021 | 4:15:12 PM

Với những kiến thức có được, học sinh lớp 8 của một trường học tại Quảng Bình đã tạo ra rất nhiều mô hình nhà chống lũ. Trong đó nhiều căn nhà có tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tế.

Học sinh lớp 8 tại Quảng Bình thiết kế các mô hình nhà chống lũ.
Học sinh lớp 8 tại Quảng Bình thiết kế các mô hình nhà chống lũ.

Những mô hình nói trên vừa được học sinh khối 8, Hệ thống giáo dục Chu Văn An, TP Đồng Hới (Quảng Bình) thực hiện bằng các nguyên vật liệu tái chế như chai nhựa, xốp, que kem…

Theo cô giáo Đặng Thị Khánh Quyên, Phó Hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Chu Văn An, việc để học trò thỏa sức sáng tạo nhà chống lũ bởi lẽ nhà trường nhận thấy việc dạy học bằng lý thuyết suông không những không mang lại hiệu quả cao mà còn khiến học sinh khó hiểu, chán nản, do đó nhà trường đã sử dụng những vật liệu phế thải để học sinh có thể vừa học vừa hành.

Với sự sáng tạo cũng như những kiến thức về nguyên lý nhà chống lũ, các em học sinh THCS tại Quảng Bình đã tạo ra nhiều mô hình hết sức ấn tượng, đa dạng và phong phú với mong muốn có thể nghiên cứu sử dụng trong cuộc sống, giúp người dân vùng lũ giảm thiệt hại.

Các em học sinh Trường Chu Văn An đã thiết kế ra hàng loạt ngôi nhà nổi với nhiều kiểu dáng, kích thước, màu sắc và cách trang trí khác nhau. Có em tạo ra không gian xanh bằng hoa, lá. Dù là mô hình nhưng đều được tính toán từng li từng tí, từ cách sắp xếp các vật dụng trong nhà. Như vậy khi đặt ngôi nhà xuống nước mới được cân bằng, tránh trường hợp bị nghiêng, lật.



Mô hình nhà chống lũ được thử nghiệm trên mặt nước.

Sau khi hoàn thành, các mô hình nhà chống lũ này đều được thử nghiệm trên mặt nước và cho thấy tính tự nổi và cố định rất tốt. "Với những thiết kế của chúng em khi áp dụng vào thực tế sẽ thay bằng các vật liệu nhẹ như tôn, nhựa, phao nổi bằng chai nhựa có thể thay thế bằng thùng phuy, can nhựa… chúng em rất hy vọng một thời điểm nào đó, mô hình của bọn em sẽ được áp dụng vào thực tế, góp phần giúp ích cho bà con vùng lũ", em Trần Lê Hải Ngọc, học sinh lớp 8A1, Trường THCS&THPT Chu Văn An bày tỏ.

Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung vừa trải qua những đợt lũ lịch sử, gây thiệt hại hết sức nặng nề cho người dân, do đó việc tổ chức cho học sinh tự thiết kế nhà chống lũ sẽ phát huy tinh thần chủ động tìm hiểu những tác động của lũ lụt cho các em. Phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc đưa ra các giải pháp có thể giúp đỡ người dân vùng lũ, thể hiện trách nhiệm xã hội của một công dân trong tương lai.

Qua việc nghiên cứu và thực hiện mô hình nhà chống lũ, các em học sinh cũng sẽ biết liên hệ và lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp để đưa mô hình đến gần hơn với thực tế cuộc sống của đồng bào miền Trung.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục