Nghề "mẹ"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/10/2021 | 10:04:20 AM

YênBái - Nếu như ai đó hỏi tôi rằng, trên đời này đâu là nghề cao quý nhất, liệu phải chăng là nghề thầy thuốc - "lương y như từ mẫu", hay là đó là những người lái đò thầm lặng đưa con người tới bến bờ của trí thức..., tất cả đều không sai, nhưng đối với tôi trước khi làm một người nhà giáo tảo tần, một người thầy y đức hay bất cứ nghề nào khác trên cuộc đời này, một nửa thế giới lại lựa chọn “Nghề làm mẹ”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xưa nay chưa ai từng gọi làm mẹ là một "nghề”. Bởi lẽ, đã là nghề thì phải trải qua quá trình đào tạo bài bản của những trường lớp, từ đó con người có được những tri thức, những kỹ năng. Ấy vậy mà có một "nghề” đi ngược lại hoàn toàn với những quy chuẩn đã trở thành lẽ đương nhiên ấy, đó là "Nghề làm mẹ”. Một nghề không đào tạo chuyên môn, không hợp đồng lao động, không lương bổng, không hưu trí... 

Nhưng kì lạ thay một nửa thế giới thân thương lại sẵn lòng đón nhận nghề ấy một cách tự nguyện, bởi lẽ, với họ "nghề mẹ” đã trở thành một thiên chức đối với người phụ nữ, song đồng thời đó cũng là thử thách, là món quà, là đặc ân mà tạo hóa ban tặng.

Đó là ngày con "oe oe” cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay dạt dào yêu thương của mẹ, là ngày thế giới nhỏ bé của mẹ chính thức bị đảo lộn, cũng là ngày mẹ chính thức "nhận việc”. Đó là ngày mẹ không còn lẻ loi, cô đơn giữa thế giới rộng lớn bởi từ giây phút ấy, mẹ hiểu rằng mẹ sẽ luôn cùng một sinh mệnh "buộc chặt vào nhau”, cùng con bắt đầu một cuộc hành trình dài đầy chông gai.

Nhưng để con có thể đến được với thế giới này, để có thể làm tròn trách nhiệm của "Nghề mẹ”, mẹ buộc phải trả "những cái giá rất đắt”. Đó là khi mẹ phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình, là nỗi đau trực tiếp giằng xé mẹ hàng đêm đến từ thể xác, những cơn căng thẳng kéo dài, những vết dao mổ cứa vào làn da mẹ không bao giờ lành. 

Đó là trong một khoảng thời gian dài, cha hiếm khi thấy nụ cười nở trên môi mẹ bởi những biến đổi tâm lý phức tạp sau khi sinh. Đó là khi mẹ đánh đổi nhan sắc mẹ từng yêu nhất lấy những vết nhăn, những vết đồi mồi để có thể cho con bữa cơm ngon, quần áo đẹp, giấc ngủ yên. 

Đó là khi trên thân thể của mẹ hằn lại những vết rạn chằng chịt - minh chứng rõ ràng nhất cho quá trình mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày. Và đó cũng là khi quanh năm 365 ngày mẹ không có ngày nghỉ phép. Toàn bộ thời gian của mẹ đã bị trách nhiệm của một người vợ, một nhân viên, một người mẹ chiếm đóng hoàn toàn không chút ngơi nghỉ. Và tất nhiên cũng "không một đồng tiền lương” mà còn "lỗ vốn” nặng nề.

Nhưng trong thế giới nhỏ bé của con, "Nghề mẹ” là nghề hoàn hảo nhất. Như Maya Angelou từng tha thiết: "Nếu được miêu tả về mẹ, tôi sẽ viết về một cơn bão trong sức mạnh phi thường của nó”. 

Mẹ có thể trở thành bác sĩ mỗi khi con ốm, trở thành cô giáo mỗi khi dạy con học bài, trở thành một "Mát-tơ-chép” vào mỗi bữa cơm gia đình quây quần, là một người bạn luôn sẵn sàng lắng nghe con và cũng là người nắm tay con đi trên con đường trưởng thành.

Có thể đối với thế giới ngoài kia, mẹ chỉ là một sự tồn tại giữa biển người rộng lớn. Nhưng đối với con, sự tồn tại của mẹ chính là sự tồn tại của cả thế giới. Mẹ sẽ mãi là một mặt trời soi tỏa cho con đường con đi. 

Đồng thời con cũng thấu hiểu một cách sâu sắc rằng, đằng sau ánh dương rực rỡ của tình yêu thương người dành cho con, là những tổn thương không gì có thể bù đắp. 

Thấu hiểu một cách sâu sắc rằng "Bất cứ điều gì cũng có thể không chắc chắn nhưng tình mẹ là ngoại lệ” (James Joyce). Đánh đổi rất nhiều, ấy vậy mà trên môi mẹ chưa từng có một lời oán trách mà nơi đó sẽ mãi chỉ là những câu nói yêu thương, là vòng tay rộng lớn luôn sẵn sàng đón con trở về.

Giữa dòng đời ngược xuôi đầy bon chen và vất vả, giữa trăm nghề mưu sinh cực nhọc, vất vả mọc lên giữa dòng đời xô bồ và tấp nập ấy là một đóa hoa thơm ngát lạ thường. Đóa hoa ấy không chỉ làm cho cuộc đời càng thêm hương sắc bởi tình thương thiêng liêng và cao cả, mà đóa hoa ấy còn là cội nguồn của giống loài vạn vật. Tới đây, tôi có thể khẳng định rằng đóa hoa "lạ” giữa dòng đời vô sắc ấy không thể là gì khác nếu không phải "NGHỀ LÀM MẸ”. 

Lê Huệ Khanh (Lớp 12D1- Trường PTTH Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái)

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục