7 vạn người Việt bỏ quê đi tìm việc
- Cập nhật: Thứ năm, 18/12/2014 | 2:17:10 PM
Mỗi năm, có không dưới 70.000 người Việt rời quê hương đi tìm việc và vì vậy, trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân cho những người di cư là vô cùng quan trọng giúp họ tìm việc dễ dàng hơn và tránh bị tổn thương…
Mỗi năm, có không dưới 7 vạn người Việt rời quê hương đi tìm việc - ảnh minh họa.
|
Những cảnh báo về nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người không ngăn cản được làn sóng di cư tìm việc tại các nước lân cận của 3 đến 5 triệu người từ Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam mỗi năm, nghiên cứu mới đây của World Vision (Tầm nhìn thế giới) cho biết.
Nghiên cứu “Tình trạng dễ bị tổn thương: Mua bán người trong khu vực tiểu vùng sông Mê kông”, thông qua phỏng vấn 10,000 trẻ em, thiếu niên và người lớn tại 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, được World Vision công bố nhằm hưởng ứng ngày Di cư Quốc tế 18/12.
Theo báo cáo, những trẻ em di cư tìm việc nếu biết các hình thức bảo vệ bản thân sẽ có nhiều khả năng tìm được việc làm tốt và kiếm đủ tiền gửi về nhà. Các hình thức đó bao gồm mang theo giấy tờ cá nhân khi đi làm xa, không đưa giấy tờ gốc cho chủ, gửi một bản copy giấy tờ cho người thân ở nhà, thường xuyên liên lạc với gia đình, v.v…
Trong số 2000 trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn được phỏng vấn tại Việt Nam, hơn 60% di cư tìm việc đã tìm được việc và gửi tiền về nhà.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi khẳng định, với các bằng chứng từ thực tế, rằng công tác phòng chống mua bán người chỉ dựa trên nâng cao nhận thức là không đủ. Thanh thiếu niên sẽ tiếp tục di cư tìm việc. Đây là lúc các cơ quan liên quan cần chuyển trọng tâm sang làm thế nào để giúp các em di cư tìm việc an toàn”, ông John Whan Yoon, Quản lý Chương trình Chấm dứt Mua bán người khu vực Mê Kông của World Vision, cho biết.
World Vision đã và đang tiến hành các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu niên tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và Myanmar hiểu và áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi các hình thức bóc lột và nguy cơ bị mua bán khi di cư tìm việc, thông qua sinh hoạt tại các Câu lạc bộ Trẻ em.
Riêng tại Việt Nam , từ năm 2011, World Vision đã thành lập hàng loạt các “CLB Thanh thiếu niên di cư an toàn” tại Yên Bái, Quảng Trị và Quảng Nam . Thông qua các buổi sinh hoạt CLB, hàng trăm thanh thiếu niên từng đi làm ăn xa và phụ huynh được gặp gỡ trao đổi các kiến thức về về di cư tìm việc an toàn nhưcần tìm hiểu thông tin kỹ trước khi quyết định đi làm, cần mang theo giấy tờ tùy thân và không đưa cho chủ lao động giấy tờ gốc, thường xuyên liên lạc với người thân và bạn bè, địa chỉ và đường dây nóng các em có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
“Riêng trong năm 2014, hơn 11.000 lượt trẻ em và người trưởng thành tại Việt Nam đã được tiếp cận với các thông tin về di cư an toàn thông qua các hoạt động của World Vision”, bà Vũ Thị Đủ, Quản lý Chương trình Chấm dứt mua bán người của World Vision tại Việt Nam, cho biết.
“Được trang bị các kiến thức để tự bảo vệ bản thân và được hướng dẫn cách thực hiện các hành vi này thật sự rất quan trọng đối với những người quyết định rời quê hương đi tìm việc ở nước ngoài, đặc biệt khi Việt Nam hiện đã được coi như một trong những thị trường xuất khẩu lao động trên thế giới”, bà Đủ khẳng định.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, mỗi năm có không dưới 70.000 người Việt rời quê hương đi tìm việc, và khoảng 400.000 lao động hiện đang có mặt tại 40 nước trên toàn thế giới.
“Chúng tôi không khuyến khích thanh thiếu niên di cư tìm việc, nhưng hướng tới trang bị cho các em các kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách hợp pháp trong trường hợp các em quyết định đi làm tại các nước khác”, ông Whan Yoon cho biết.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng, đông dân cư, có nhiều tiểu vùng khí hậu đã tạo nên những lợi thế sản xuất nông nghiệp mang đặc thù vùng trọng điểm của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, huyện có nhiều dân tộc chung sống, dân trí không đồng đều, trình độ và năng lực sản xuất hạn chế, dẫn đến hiệu quả thấp, đời sống đại bộ phận đồng bào dân tộc còn khó khăn.
YBĐT - Là huyện vùng cao, 90% dân số là đồng bào Mông, trình độ dân trí chưa đồng đều nên để từng bước nâng cao tay nghề cho bà con, trong những năm qua, Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thực hiện nghiêm Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, nhiều lao động ở vùng nông thôn đã có việc làm và thu nhập ổn định.
Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam đang gia tăng mạnh theo từng năm và dự báo đến năm 2020, lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế sẽ đạt gần 63 triệu người. Trong đó, nhân lực trong ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 35% - 38%; ngành công nghiệp - xây dựng sẽ tăng lên khoảng 31% và ngành dịch vụ sẽ chiếm 27% - 29%. Đó là những thông tin được nêu ra tại hội thảo “Phát triển nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội” do Bộ LĐTB-XH tổ chức ngày 11-12 tại Hà Nội.
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua chiều 27/11 vẫn giữ nguyên quy định trong luật hiện hành về cơ quan quản lý nhà nước với giáo dục nghề nghiệp.