Bộ Giáo dục- Đào tạo kiến nghị được quyền quản lý giáo dục nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2016 | 8:19:53 AM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga vừa gửi đề xuất lên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Đây không phải là lần đầu tiên Bộ nêu đề xuất này.

Do quản lý không thống nhất, hệ thống dạy nghề  đang bị lãng phí.
Do quản lý không thống nhất, hệ thống dạy nghề đang bị lãng phí.

Bộ GD-ĐT cho rằng, trong thời gian qua, sự song trùng quản lý giáo dục và đào tạo giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và Bộ GD-ĐT đã gây ra những bất cập về quản lý, đi ngược với chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Cụ thể, làm mất đi tính chỉnh thể của hệ thống giáo dục và đào tạo gây khó khăn lớn cho công tác phân luồng học sinh và liên thông trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Theo sự phân công hiện tại, Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học; Bộ LĐ-TB và XH quản lý hai bậc học giữa (trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Do phân công quản lý hiện tại ngành lao động không thể can thiệp được vào các trường phổ thông để thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp vốn do sở GD-ĐT thực hiện.
 
Cùng với đó, hiệu quả đầu tư thấp và dàn trải. Các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên, quản lý học sinh sinh viên, hợp tác quốc tế… cả hai Bộ đều làm riêng cho mình, vừa tốn phí trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vừa chồng chéo các văn bản quản lý nếu một trường vừa đào tạo nghề vừa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, không thể quy hoạch tổng thể về giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực do cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương không chung một đầu mối. Quy hoạch giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp do ngành giáo dục xây dựng và thực hiện, riêng dạy nghề lại do ngành lao động quản lý chỉ đạo xây dựng và thực hiện. Hậu quả là nhiều trường nghề được thành lập nhưng không tuyển được học sinh. Nhiều trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề đầu tư xây dựng khang trang nhưng thiếu vắng người học hoặc bỏ hoang. Khó khăn trong tuyển sinh học nghề đã làm cho hệ thống dạy nghề càng thiếu ổn định và lãng phí mà nguyên nhân là do sự quản lý không thống nhất.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, do hình thành hai cơ quan quản lý nhà nước đầu mối ở trung ương dẫn đến tăng đầu mối quản lý ở cấp địa phương lên 63 phòng Quản lý dạy nghề thuộc sở LĐ-TB và XH, trong khi các sở GD-ĐT đều có phòng giáo dục chuyên nghiệp làm cả nhiệm vụ quản lý giáo dục đại học địa phương. Đặc biệt, ở Trung ương, Tổng cục Dạy nghề cũng có các vụ tương tự như các vụ của Bộ GD-ĐT mà không có liên hệ chặt chẽ với các vụ của Bộ LĐ-TB và XH làm tăng biên chế. Một hệ quả nữa là một số trường đại học do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước tổ chức đào tạo nghề với quy mô lớn lên đến 6-7.000  người nhưng do ngành lao động quản lý chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT không thể can thiệp vào được để kiểm soát chất lượng thông qua kiểm soát quy mô đào tạo.

 Bộ GD-ĐT cho rằng, việc quản lý nhà nước về GD-ĐT như ở Việt Nam không phù hợp với thực tiễn thế giới về quản lý GD-ĐT. Điều đó gây khó khăn trong việc hợp tác về GD-ĐT, đàm phán quốc tế, công nhận văn bằng chứng chỉ giữa các quốc gia.

 “Với trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống GDĐT của một đất nước với gần 100 triệu dân trong tương lai gần và với trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng về cơ chế, chính sách để phát triển hệ thống giáo dục quốc dân ổn định, hội nhập, Bộ GD-ĐT xin kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ xem xét giao Bộ GD-ĐT thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục bao gồm từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, kể cả bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề hiện thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB và XH”, Bộ GD-ĐT nêu.

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất chuyển phần lớn bộ máy, nhân sự của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB và XH hiện nay về Bộ GD-ĐT, chỉ để lại một đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB và XH chăm lo đào tạo nghề ngắn hạn có cấp chứng chỉ cho người lao động, đào tạo người thất nghiệp, tàn tật… thực hiện chức năng về chính sách bảo trợ xã hội của Bộ LĐ-TB và XH.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục