Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên thành phố Yên Bái: Đào tạo gắn với nhu cầu

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2016 | 7:14:47 AM

YBĐT - Nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng theo yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp người dân tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh tế hộ và có kỹ năng về nghề để đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp… đang được Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (DN&GDTX) thành phố Yên Bái triển khai ở tất cả các xã, phường.

Lớp học nghề xây dựng tại thôn 3, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.
Lớp học nghề xây dựng tại thôn 3, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.

Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh với 7 phường, 10 xã, trong đó số người trong độ tuổi lao động trên 60.000, chiếm trên 62% dân số.

Theo khảo sát mới đây, hiện nay, toàn thành phố có gần 700 cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động, gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn nước ngoài, hàng năm thu hút gần 6.000 lao động tham gia. Một số lĩnh vực đầu tư có mức tăng trưởng khá, như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm kim loại, chế biến chè khô, đũa, tinh lọc cao lanh...

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu lao động tại các công ty, doanh nghiệp, hiện nay, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác dạy nghề từ thành phố đến các xã, phường, nhằm đẩy mạnh các chương trình phối hợp với các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương và đặc biệt là việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ đến năm 2020.

Với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, hàng năm, Trung tâm đã lựa chọn các nghề có nhu cầu cao về tuyển dụng lao động như: chế biến nông sản, chăn nuôi thú y, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng lúa, trồng nấm…

Một số nghề phi nông nghiệp, gồm: sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa xe máy, xây dựng, may… Đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2011 đến nay, thành phố đã mở 82 lớp dạy nghề với 2.412 học viên tham gia. Trung bình mỗi lớp học thu hút 30 học viên, thời gian học các lớp trồng trọt, chăn nuôi 1 tháng và nghề phi nông nghiệp 3 tháng.

Cùng với công tác dạy nghề, hàng năm, Trung tâm còn đặc biệt quan tâm đến công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm; thông báo qua hệ thống phát thanh của thành phố về việc tuyển học viên; phát tờ rơi tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin đăng ký.

Đồng chí Trung Hải Sâm - Phó Giám đốc Trung tâm DN&GDTX thành phố Yên Bái cho biết: “Với 37 giáo viên, chúng tôi đang thực hiện 2 chương trình dạy nghề gồm: dạy nghề phổ thông cho học sinh cấp II, cấp III và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhiều năm qua, Trung tâm đều hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Giáo viên thường xuyên được tạo điều kiện học tập, nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở thành phố là mặc dù đã cố gắng trong công tác tuyển sinh nhưng người lao động chưa nhận thức đầy đủ và đúng về việc học nghề. Trình độ học viên không đồng đều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu”.

Để công tác dạy nghề thời gian tới hiệu quả, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, Trung tâm sẽ tập trung đối tượng nghề nông nghiệp, học viên được áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng vào phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động. Đây là yếu tố căn bản để người dân sau khi học nghề có thể tự mình tạo việc làm ổn định cuộc sống.

 Thái Hưng

Các tin khác
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục