Ưu tiên lao động chính sách đi tu nghiệp tại Nhật Bản

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2016 | 9:18:18 AM

Đây là thông tin chính thức được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ- TBXH) xác nhận và thông báo tuyển chọn.

Theo đó, chương trình sẽ tuyển chọn 500 lao động đi tu nghiệp tại Nhật Bản, ứng viên trúng tuyển sẽ được đài thọ chi phí vé máy bay, chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, người lao động thuộc diện chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số… sẽ được ưu tiên tuyển chọn.

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, người lao động trên toàn quốc nếu có nguyện vọng tham gia chương trình, đáp ứng các điều kiện theo quy định đều có thể đăng ký dự tuyển (không hạn chế về số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển).

Điều kiện để các ứng viên tham gia chương trình cụ thể: Nam giới, tuổi từ đủ 20 đến 30 tuổi (sinh trong khoảng thời gian từ tháng 11- 1986 đến tháng 11- 1996); tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; cao từ 1m60 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao; không xăm mình, không bị dị tật, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 6-5-2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe; có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án; có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại các địa phương nêu trên; là người chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao.

Ngành nghề tuyển chọn bao gồm các nghề như: Xây dựng, sản xuất chế tạo và các ngành nghề liên quan khác. Tuy nhiên, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết hiện tại số lượng công ty tiếp nhận trong lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn, do đó Tổ chức IM Japan có kế hoạch tuyển chọn các ứng viên có khả năng làm việc được trong lĩnh vực xây dựng.

Người lao động tham gia chương trình, trúng tuyển sẽ được miễn phí các khoản chi phí như: Vé máy bay, học phí đào tạo chính thức trong thời gian 4 tháng, chi phí đào tạo tay nghề, chi phí ôn tập trong 1 tháng trước xuất cảnh. Đây cũng được coi là lợi ích và cơ hội cho người lao động Việt Nam thực hiện mong muốn được thực tập và làm việc tại Nhật Bản mà không mất chi phí lớn, có khi lên đến hàng trăm triệu đồng như thông thường.

Đối với các người lao động là con thương binh, liệt sỹ, người có công; người ở các huyện nghèo, miền núi… khi tham gia dự tuyển sẽ được cộng điểm ưu tiên.

Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, chương trình người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm.

“Đối với những lao động tham gia chương trình này sẽ được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125 nghìn đến 150 nghìn yên/tháng (khoảng 30 triệu đồng). Những lao động sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương khoảng 120 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500 đến 600 triệu đồng”, bà Trần Thị Vân Hà cho biết.

Theo thông báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, người lao động tự hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn trong hồ sơ và nộp về Trung tâm Lao động ngoài nước bằng hình thức gửi bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (Số 1, Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) chậm nhất vào ngày 30-11-2016, tính theo dấu của bưu điện.

Sau khi nhận được hồ sơ, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo danh sách người lao động đã nộp hồ sơ, kết quả kiểm tra hồ sơ bằng văn bản cho Sở LĐ-TBXH của địa phương và cho người lao động.

Mọi thông tin, ứng viên tham gia chương trình có thể tìm hiểu trực tiếp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ www.colab.gov.vn.

(Theo CAND)

Các tin khác
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục