Yên Bình đẩy mạnh xuất khẩu lao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/4/2017 | 6:53:16 AM

YBĐT - Thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo chương trình đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được huyện Yên Bình đặc biệt quan tâm. Đây được xem là “kênh” giúp NLĐ giải quyết việc làm, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Cán bộ Phòng LĐTB&XH huyện Yên Bình gặp gỡ gia đình có người tham gia xuất khẩu lao động.
Cán bộ Phòng LĐTB&XH huyện Yên Bình gặp gỡ gia đình có người tham gia xuất khẩu lao động.

Để đẩy mạnh công tác XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích NLĐ đi XKLĐ. Cùng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ở các địa phương; tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp tuyển chọn lao động, thông qua mô hình liên kết giữa các đơn vị tuyển dụng, chính quyền địa phương và NLĐ, để thực hiện kế hoạch XKLĐ, hàng năm, huyện Yên Bình đã giao nhiệm vụ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện là cơ quan Thường trực, chủ động xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng XKLĐ tới các xã, thị trấn, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền về XKLĐ.

Nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động XKLĐ, công tác đào tạo văn hóa và dạy nghề, học tiếng… trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài được quan tâm. Mục tiêu của công tác XKLĐ là giúp các gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Không những thế, sau khi XKLĐ NLĐ được tiếp cận các kiến thức KHKT tiên tiến, tính kỷ luật trong lao động và nâng cao tay nghề, dễ tìm được việc làm sau khi hết hợp đồng về nước.

Đồng chí Đinh Mạnh Toàn - Phó trưởng Phòng LĐTB&XH huyện cho biết: “Hàng năm, chúng tôi tổ chức trung bình 30 cuộc tuyên truyền tới tất cả các xã, thị trấn về công tác XKLĐ với nội dung như: tìm hiểu về XKLĐ, độ tuổi, tay nghề, thị trường lao động và luật pháp nước sở tại đối với người XKLĐ. Đồng thời, giúp người lao động tìm hiểu kỹ các đơn vị tham gia tuyển dụng. Hiện nay, số người của huyện đang làm việc ở nước ngoài khoảng trên 500 người, chủ yếu làm các nghề như: điện, điện tử, xây dựng, cơ khí, công nghệ ô tô… với mức thu nhập trung bình từ 8 đến trên 15 triệu đồng/người/tháng. Năm 2017, huyện phấn đấu đưa từ 100 đến 150 người đi XKLĐ, trong đó dự kiến 50% lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập trung bình, để các gia đình có thêm thu nhập từ XKLĐ để thoát nghèo”.

Tìm hiểu về công tác XKLĐ của huyện được biết, Yên Bình là  huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí  không đồng đều, ít người có trình độ tay nghề để đi XKLĐ, bởi vậy các  doanh nghiệp lớn ít đến tham gia tuyển dụng lao động ở địa phương.

Theo khảo sát hàng năm, số lao động cần được giải quyết việc làm khoảng gần 3.000 người. Trong số này đa phần tự giải quyết việc làm thông qua đi làm việc ngoài tỉnh và một số tự tìm việc làm ở địa phương như: xây dựng, giao thông vận tải, ngành nông lâm - thủy sản và thương mại dịch vụ… Nhưng từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 600 người đi XKLĐ, trong đó nữ chiếm 30%, đa phần đi lao động ở thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan… với mức thu nhập trung bình từ 12 triệu đồng đến trên 20 triệu đồng/tháng.

Qua khảo sát cho thấy, 100% người đi XKLĐ đều gửi tiền về gia đình để xây, sửa nhà, mua đồ dùng sinh hoạt và có nhiều gia đình đã thoát nghèo. Ông Nguyễn Hữu Khải, thôn Lem, xã Phú Thịnh tâm sự: “Gia đình tôi có 3 người con đi XKLĐ ở Đài Loan gồm con rể, con gái và con trai út. Ở bên đó, các cháu đứa thì làm công nhân dệt, đứa thì nghề điện tử, thường xuyên liên lạc về với gia đình, trừ chi phí mỗi tháng các cháu cũng tiết kiệm được khoảng 15 triệu đồng. Trong xã cũng có nhiều người đi XKLĐ về xây nhà to đẹp như chị Nguyễn Thị Hương, thôn Hợp Thịnh, đi Đài Loan, làm ở Viện Dưỡng lão”.

Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác XKLĐ ở huyện Yên Bình trong thời gian tới là tăng cường công tác giúp NLĐ nắm rõ thông tin về thị trường lao động nước ngoài quản lý tốt; số doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng lao động, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ tránh thiệt hại cho người dân.

Bên cạnh đó, huyện triển khai hiệu quả “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2016 - 2020” nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho NLĐ, đáp ứng thị trường lao động ngoài nước, nhất là thị trường có thu nhập cao. Đồng thời, gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp XKLĐ với NLĐ, yêu cầu thực hiện đầy đủ điều kiện, quy định tại hợp đồng đào tạo nghề ở địa phương, từ đó giúp NLĐ thoát nghèo, làm giàu.

Thái Hưng

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục