Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/6/2017 | 8:16:05 AM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH​ quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 24/7/2017.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư này được áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn làm công cụ để tự đánh giá các hoạt động nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về chất lượng đào tạo của cơ sở mình.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà họ quan tâm.

Cơ sở đào tạo trình đồ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng (cơ sở đào tạo) sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng của cơ sở đào tạo mà họ quan tâm.

Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Thông tư đưa ra 8 tiêu chí đánh giá trung tâm giáo dục nghề nghiệp gồm: Tiêu chí 1 - Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý; tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo; tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động; tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình; tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; tiêu chí 6 - Quản lý tài chính; tiêu chí 7 - Dịch vụ người học; tiêu chí 8 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

Đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng, ngoài 8 tiêu chí trên, Thông tư còn đưa ra thêm 1 tiêu chí là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

Theo Thông tư, có 7 tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo trình độ sơ cấp gồm: Tiêu chí 1 - Mục tiêu và tài chính; tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo; tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình; tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; tiêu chí 6 - Dịch vụ cho người học; tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

Chương trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng cũng có 7 tiêu chí đánh giá gồm: Tiêu chí 1 - Mục tiêu, quản lý và tài chính; tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo; tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình; tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; tiêu chí 6 - Dịch vụ cho người học; tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục