Hiệu quả đào tạo nghề ở Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2017 | 7:55:06 AM

YBĐT - Những năm qua, huyện Lục Yên đã quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT); tập trung chủ yếu là các nghề nông nghiệp như: chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng nấm, bảo vệ thực vật, nuôi ong... và nghề phi nông nghiệp như: may, xây dựng, sửa chữa máy nông nghiệp...

Sau khi học nghề, chị Phạm Thị Nước ở xã Mai Sơn đã phát triển chăn nuôi gà, có thu nhập ổn định.
Sau khi học nghề, chị Phạm Thị Nước ở xã Mai Sơn đã phát triển chăn nuôi gà, có thu nhập ổn định.

Là huyện miền núi, Lục Yên có địa bàn rộng với 24 xã, thị trấn, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Để từng bước nâng cao trình độ lao động sản xuất cho LĐNT góp phần nâng cao giá trị sản xuất, có điều kiện tiếp cận với các thị trường lao động tập trung, các chương trình giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động... các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, chủ đạo là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn cùng phối hợp chặt chẽ với Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên để tổ chức khảo sát nhu cầu của LĐNT, từ đó có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của người lao động và tiềm năng thế mạnh cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Là một trong những hộ được đánh giá vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào thực tế, chị Phạm Thị Nước ở thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn phấn khởi chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ sinh hoạt gia đình, nhiều lúc cũng muốn đầu tư nuôi nhiều để bán, có thêm nguồn thu nhập nhưng dịch bệnh nhiều nên sợ. Năm 2013, sau khi được theo học một lớp chăn nuôi thú y ở xã về, mặc dù thời gian học chỉ một tháng, nhưng với cách truyền đạt ngắn gọn, thực tế của giảng viên và lại dành phần lớn thời gian cho thực hành nên sau khi kết thúc khóa học, tôi đã nhận diện được các biểu hiện của một số loại bệnh, thời điểm hay bùng phát, con đường lây lan, cách phòng, tránh, thuốc chữa trị một số bệnh thường gặp cho gia súc, gia cầm. Từ đó những lo lắng được giải quyết, tôi đã tự tin, mạnh dạn đầu tư mua giống, làm chuồng trại để phát triển mô hình chăn nuôi trên 1.000 con gà, trên 200 con ngan theo hướng sản xuất hàng hoá”.
 
Nhờ phát triển và duy trì ổn định mô hình chăn nuôi gia cầm, kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, hiện nay, sau khi trừ chi phí, bình quân thu nhập của gia đình chị Phạm Thị Nước đạt trên 70 triệu đồng/năm, giúp gia đình dần vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, ở Mai Sơn còn hàng trăm hộ cũng áp dụng hiệu quả các kiến thức khoa học - kỹ thuật đã học qua đào tạo nghề ngắn hạn vào phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập từ 60 triệu đồng/ năm trở lên, điển hình như các hộ: Tống Văn Đức - thôn Sơn Thượng, mô hình chăn nuôi lợn thịt; Phạm Văn Lương - thôn Phong Tân, Trần Văn Tám ở thôn Trung Tâm với mô hình nuôi lợn nái sinh sản...

Bên cạnh đó, hàng năm huyện cũng tổ chức mở hàng chục lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp như: xây dựng, sửa chữa máy nông cụ, may, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ đá... Nhờ được học nghề, mỗi năm trên địa bàn huyện có hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm ở các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
 
Bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: "Năm 2017, huyện có kế hoạch mở 20 lớp đào tạo nghề cho trên 600 học viên tham gia học tập. Trong đó có 7 lớp chăn nuôi thú y, 3 lớp xây dựng, 3 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, còn lại là nuôi ong, nuôi cá nước ngọt, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa điện dân dụng và may. Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho trên 1.700 LĐNT. Trong đó, trên 1.200 người đi làm tại các tỉnh trong nước, trên 400 người tự tạo việc làm phát triển kinh tế tại địa phương, trên 80 người xuất khẩu lao động...”.

Thời gian tới, cùng với việc tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, huyện sẽ quan tâm phát triển nghề trồng cây ăn quả có múi, đan rọ tôm... nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của từng xã, thị trấn để sớm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, quan tâm định hướng cho các cháu còn trẻ tham gia học các lớp trung cấp, cao đẳng nghề chính quy để có cơ hội tìm việc làm mới ở các công ty, xí nghiệp quy mô lớn trong và ngoài tỉnh.

A Mua

Các tin khác
Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Quang cảnh buổi tập huấn.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024-2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục-Đào tạo Yên Bái đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục