Văn Yên chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2018 | 7:51:05 AM

YBĐT - Để tạo điều kiện cho học viên học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhiều năm qua, 100% các lớp đều được mở tại trung tâm các xã, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 30 học viên.

Nghề sản xuất các đồ thủ công từ quế đang được người dân tham gia. Ảnh MQ
Nghề sản xuất các đồ thủ công từ quế đang được người dân tham gia. Ảnh MQ

Theo khảo sát nhu cầu về học nghề của LĐNT, hàng năm, trên địa bàn huyện Văn Yên có khoảng hơn 1.000 lao động nông thôn (LĐNT)  thiếu việc làm, chủ yếu thuộc lĩnh vực nghề nông nghiệp - chiếm 70%, nghề phi nông nghiệp 30%. 

Để đẩy mạnh công tác dạy nghề, huyện đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.
 
Nội dung triển khai tập trung vào tuyên truyền về các chính sách và tư vấn học nghề cho LĐNT trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, phát tờ rơi và tư vấn trực tiếp cho người lao động.
 
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các công ty, doanh nghiệp uy tín tuyển dụng lao động. Qua công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, người lao động đã hiểu được quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt được cơ hội tìm việc làm và tích cực tham gia học nghề.
 
Hiện nay, trên địa bàn huyện có Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên là cơ sở dạy nghề chính với 25 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp gồm: sửa chữa xe máy, kỹ thuật gò hàn, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ và các nghề nông nghiệp như: kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi thú y, chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt hướng nạc, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật dâu tằm tơ, sản xuất rau an toàn, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật trồng nấm…
 
Thời gian đào tạo 1 tháng đối với nghề nông nghiệp và 3 tháng đối nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2012 đến hết năm 2017 vừa qua, Trung tâm đã mở 159 lớp đào tạo nghề cho 4.897 người theo Quyết định số 1956 theo các nhóm đối tượng gồm: lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi có công với cách mạng 23 người; dân tộc thiểu số 2.541 người; hộ nghèo 241 người; hộ cận nghèo 120 người; lao động khác 1.530 người… Cơ cấu, người lao động được hỗ trợ học nghề đối với nghề nông nghiệp chiếm 81,2% và nghề phi nông nghiệp chiếm 18,8%.

Để tạo điều kiện cho học viên học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhiều năm qua, 100% các lớp đều được mở tại trung tâm các xã, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 30 học viên, tạo điều kiện cho học viên vừa học, vừa làm, giảm bớt thời gian đi lại và các chi phí khác, điển hình như các lớp học nghề phi nông nghiệp vừa qua được mở như: tại xã Yên Hợp, Tân Hợp đã mở 3 lớp học nghề may công nghiệp cho 90 học viên; xã Mỏ Vàng mở lớp sửa chữa máy nông cụ, 25 học viên tham gia; các xã Yên Thái, Lang Thíp, Châu Quế Hạ mở 3 lớp về kỹ thuật trồng lúa, 90 học viên tham gia…
 
Đồng chí Đoàn Văn Hoạt - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: "Hàng năm, chúng tôi đều tiến hành rà soát nhu cầu học nghề của tất cả các xã, thị trấn để làm cơ sở mở lớp đúng theo yêu cầu nguyện vọng của người dân. Trong quá trình dạy nghề, Trung tâm đã chủ động mời thêm giáo viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy như giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái…"

"Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm còn cử 15 giáo viên cơ hữu và 19 giáo viên thỉnh giảng đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề… Khó khăn trong công tác đào tạo nghề của Trung tâm là công tác tư vấn học nghề ở một số địa phương còn hạn chế; cơ sở vật chất dạy nghề còn thiếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp còn thấp… ảnh hưởng đến việc thu hút lao động tham gia học nghề của huyện hiện nay” - Ông Hoạt nói.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 1956 về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đã đề ra kế hoạch đào tạo nghề cho 1.800 LĐNT với nhóm nghề nông nghiệp là 1.080 người (chiếm 60%), nghề phi nông nghiệp 720 người (chiếm 40%) với những giải pháp chính như: tăng cường khảo sát nhu cầu học nghề; các cấp, các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và tuyển dụng lao động… góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề và tạo việc làm ngày càng cao của huyện Văn Yên hiện nay.

Thạch Phong

Các tin khác
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục